Khám phá 5 bước tạo nên một bản thiết kế UI/UX chuyên nghiệp

MỤC LỤC

Để tạo ra một bản thiết kế UI/UX đáng chú ý và chất lượng, UI/UX Designer phải dành nhiều thời gian nghiên cứu và tuân thủ các quy trình và tiêu chuẩn chuyên ngành. Trong bài viết này, SEFA Media sẽ hướng dẫn bạn 5 bước cơ bản giúp bạn xây dựng nên một sản phẩm UI/UX hoàn chỉnh.

Phân tích và lên ý tưởng

Một lời khuyên quan trọng là không nên bỏ qua quá trình phân tích trong bất kỳ lĩnh vực hoặc công việc nào, đặc biệt là trong việc phát triển hệ thống thông tin. Phân tích kỹ lưỡng dữ liệu, nhận thức, thói quen và tập quán của người dùng và xây dựng một kế hoạch chi tiết cho dự án là điều vô cùng quan trọng.

Điều này giúp cho các nhà thiết kế và nhà phát triển hiểu rõ mục tiêu, nghiệp vụ và tính năng của phần mềm hoặc tính năng cần phát triển, từ đó tránh được các lỗi và hiểu lầm không đáng có, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Trong giai đoạn này, nhà thiết kế cần phối hợp chặt chẽ với BA (Business Analyst).

Phân tích và lên ý tưởng

Lời khuyên cho các bạn là hãy khảo sát các bên liên quan trong doanh nghiệp, tìm hiểu và nắm bắt thông tin về người dùng thông qua User Personas, User Stories, Use cases và User flows… Các khái niệm này có thể dễ dàng tìm thấy trên Google nên mình sẽ không đi quá sâu vào nó.

Sau khi đã có kế hoạch chi tiết, nhiệm vụ của UI/UX Designer là tạo ra ý tưởng bằng cách tham khảo các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hoặc các trang lưu trữ thiết kế như Behance, Dribbble, Pinterest, Freepik… Từ đó, định rõ một phong cách thiết kế nhất quán cho yếu tố màu sắc, kiểu chữ và phong cách phù hợp nhất với người dùng sản phẩm.

Wireframe

Wireframe luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế UI/UX. Nó là sơ đồ cấu trúc trực quan của phần mềm, thường được thiết kế dưới dạng màu grayscale để tập trung vào bố cục tổng thể, kích thước và vị trí của các thành phần. Wireframe giúp designer tạo ra một cái nhìn tổng quan về trang web hoặc ứng dụng và tập trung chủ yếu vào trải nghiệm người dùng (UX). Đồng thời, nó cũng là công cụ trung gian để thảo luận và đưa ra ý kiến giữa UX designer và UI designer trong các công ty lớn với vai trò riêng biệt cho mỗi vị trí.

Wireframe đóng vai trò quan trọng trong thiết kế UI/UX

Cách tiếp cận tốt nhất để bắt đầu với Wireframe là phác thảo bản nháp trên giấy với một cây bút chì. Sau đó, bạn có thể chuyển sang sử dụng các công cụ như Figma để tạo ra các hình khối và điều chỉnh chúng theo hệ thống lưới (grid) để đảm bảo tính logic và hợp lý. Điều đáng lưu ý là việc tạo ra một Wireframe tốt sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giao diện UI của phần mềm hoặc ứng dụng.

Design chi tiết

Khác với Wireframe, tại bước thiết kế UI, chúng ta tập trung vào các yếu tố giao diện người dùng (UI). Những người chuyển từ lĩnh vực Thiết kế Đồ họa sẽ có lợi thế ở giai đoạn này. Qua hệ thống Style (bao gồm màu sắc, typography, đường viền, đổ bóng, mờ…) và hệ thống Font icon, người thiết kế sẽ kết hợp chúng để tạo ra giao diện hoàn chỉnh cho phần mềm. Việc tạo ra một giao diện người dùng tốt sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng (UX). Do đó, UI/UX luôn đi đôi với nhau và không thể tách rời.

Design UI/UX

Tại bước này, các thành phần giao diện cũng được thiết kế với đầy đủ các trạng thái. Ví dụ, nút (button) trong wireframe chỉ cần được thể hiện dưới dạng một hình chữ nhật đơn giản, trong khi trong bản thiết kế chi tiết, một nút bao gồm không chỉ các yếu tố như màu sắc, đường viền, độ bo góc, đổ bóng… mà còn được thể hiện với các trạng thái khác nhau như khi di chuột lên (hover), khi nhấn (click), sau khi nhấn (pressed), khi bị vô hiệu hóa (disabled)…

Prototype

Nếu như Wireframe là khung xương cho phần mềm và Design chi tiết là phần da thịt, thì Prototype có thể được coi như sự thổi hồn vào bản thiết kế. Ở bước này, chúng ta tạo ra một kết nối giữa các màn hình, các thành phần trong các trạng thái khác nhau bằng cách sử dụng các tương tác và hiệu ứng hoạt hình tương ứng. Điều này giúp bản xem trước (preview) trở nên sống động hơn, và dễ dàng kiểm tra cũng như yêu cầu sửa đổi sau này.

Test và sửa đổi, bổ sung

Khi đã bắt đầu triển khai mã nguồn, việc sửa đổi code sẽ trở nên khó khăn và tốn thời gian hơn rất nhiều so với việc chỉnh sửa trên bản thiết kế ban đầu. Điều này tương tự như việc xây dựng một căn nhà, nếu phát hiện sai sót sau khi đã hoàn thiện, việc phải phá bỏ và xây lại sẽ mất nhiều công sức và thời gian. Để tránh tình huống đó, việc thực hiện kiểm tra, test và sửa đổi trong quá trình thiết kế UI/UX là rất quan trọng. Điều này giúp bạn phát hiện và khắc phục các lỗi trước khi triển khai vào mã nguồn, giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình phát triển phần mềm.

Test và sửa đổi, bổ sung kĩ càng

Sau khi đã chỉnh sửa và bổ sung, bạn sẽ bàn giao thiết kế hoàn chỉnh cho đội Front-End Dev. đảm bảo rằng họ đã hiểu và nắm vững toàn bộ nội dung của bản thiết kế. Đây là một giai đoạn cực kỳ quan trọng, vì nó sẽ xác định xem sản phẩm thực tế có thể đáp ứng được mong đợi của bản thiết kế UI/UX hay không. Bằng cách đảm bảo nhóm phát triển Front-End hiểu và triển khai chính xác bản thiết kế, chúng ta có thể đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng sẽ thực sự phản ánh được mong đợi và đạt được trải nghiệm người dùng tốt nhất.

Kết luận

Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn 5 bước để có được bản thiết kế UI/UX chuyên nghiệp. Trong quá trình thực hiện còn có nhiều khó khăn, và công cụ thực hiện cũng không còn được miễn phí. Thấu hiểu những khó khăn đó của các doanh nghiệp, SEFA Media đã cung cấp giải pháp thiết kế UI/UX chuyên nghiệp, và đáng tin cậy. Với đội ngũ designer tài năng và giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm UI/UX hoàn hảo và tối ưu. Liên hệ với SEFA Media ngay hôm nay để nhận được tư vấn sớm nhất nhé!

—————————————————–

Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 0985 196 239

Email: Contact@sefamedia.vn 

Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn 

Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội