Chiến lược setup phòng Livestream hiệu quả cho doanh nghiệp

chiến lược setup phòng livestream hiệu quả
MỤC LỤC

Với xu hướng bán hàng hoặc truyền thông qua Livestream ngày một bùng nổ, nhiều doanh nghiệp đã không thể tiếp tục “đứng ngoài cuộc chơi”. Mặc dù không phải quá muộn để bắt đầu triển khai hình thức này, nhưng doanh nghiệp sẽ cần phải có một Chiến lược setup phòng Livestream thông minh và tối ưu để có thể nhanh chóng bắt kịp với thị trường.

Tổng quan về hình thức Livestream

Livestream là gì?

Livestream là việc truyền trực tiếp nội dung âm thanh và hình ảnh qua internet. Thông qua việc truyền trực tiếp, người xem có thể tương tác thời gian thực với nội dung và người phát sóng. Hiện nay, Livestream không còn chỉ là cách chia sẻ thông tin và giao tiếp, mà nó còn trở thành một kênh bán hàng và truyền thông vô cùng hiệu quả. Một phiên live có thể thu về cho doanh nghiệp hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng chỉ trong vỏn vẹn vài tiếng đồng hồ.

Các nền tảng Livestream phổ biến hiện nay

Trước khi tìm hiểu về các bước setup phòng Livestream hiệu quả, cùng SEFA Media điểm qua những nền tảng nổi bật nhất hiện nay tại Việt Nam.

1. TikTok

TikTok cùng Tiktok Shop đã nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng phổ biến nhất trên toàn cầu. Các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng nhanh chân tham gia vào cơn sốt này với những phiên Livestream bạc tỷ. Mặc dù hình thức bán hàng qua Livestream đã có từ khá lâu, nhưng có thể nói chính Tiktok đã biến nó thành một hình thức kinh doanh bùng nổ như hiện tại. Không chỉ những mặt hàng quen thuộc như mỹ phẩm, quần áo, điện tử,… với giá trị nhỏ, nhiều ông lớn như Vinfast cũng tham gia vào cuộc chơi. Với phiên Live kết hợp cùng streamer Pew Pew cùng sản phẩm chính là xe máy điện đã mang về doanh thu 1,4 tỷ đồng với 78 sản phẩm được bán ra chỉ trong vòng 4 tiếng.

2. Shopee

Là nền tảng mua sắm online phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay với 67,9% thị phần, Shopee cũng không thể đứng ngoài cuộc chơi khi thấy sự phát triển chóng mặt của Tiktok Shop. Shopee đã ra mắt tính năng Shopee Livestream và Shopee Video để cung cấp thêm trải nghiệm mua sắm cho người dùng. Tận dụng sức mạnh từ số lượng người bán khổng lồ, shopee liên tiếp đẩy mạnh các chiến dịch ưu đãi để thu hút lượng khách hàng đổ về Livestream. Tiêu biểu nhất không thể nhắc đến những phiên live kết hợp cùng Hà Linh với hàng chục nghìn người xem cùng lúc, mang về trung bình hơn 6 nghìn đơn hàng cho mỗi buổi live với doanh thu từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng.

3. Facebook và Instagram

Là 02 nền tảng có “tuổi đời” khá lâu tại Việt Nam, và cũng là những nền tảng đầu tiên triển khai hình thức Livestream. Mặc dù đã tồn tại từ lâu và có lợi thế ban đầu, nhưng họ vẫn phải đối mặt với những thách thức và cạnh tranh từ các nền tảng mới nổi lên khác. Điểm yếu lớn nhất của 02 nền tảng này so với TikTok và Shopee đó là không phải là một nền tảng thuần mua sắm, vậy nên khách hàng sẽ gặp nhiều bất tiện hơn trong quá trình mua hàng. Dù vậy, Facebook và Instagram lại là những nền tảng truyền thông hàng đầu hiện nay với lượng người dùng trung thành khổng lồ.

Lợi ích của việc có Chiến lược setup phòng Livestream hiệu quả

Việc có một chiến lược setup phòng Livestream hiệu quả và bài bản mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp.

Chất lượng sản phẩm tốt hơn

Việc chuẩn bị và cấu hình phòng Livestream một cách chuyên nghiệp giúp tăng chất lượng của sản phẩm cuối cùng. m thanh rõ ràng, hình ảnh sắc nét và giao diện thu hút sẽ làm cho Livestream của bạn trở nên chuyên nghiệp và gây ấn tượng tích cực đối với khán giả.

Tăng tính tương tác và kết nối

Một phòng Livestream được thiết lập bài bản giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự tương tác và kết nối với khán giả. Khi khán giả cảm thấy thoải mái và chú ý vào nội dung bạn đang chia sẻ, họ sẽ có xu hướng tham gia và tương tác nhiều hơn.

Tăng độ tin cậy và uy tín

Một phòng Livestream được thiết lập chuyên nghiệp gửi đi một thông điệp rằng bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình và bạn đang cung cấp nội dung chất lượng. Điều này giúp tăng độ tin cậy và uy tín của bạn trong mắt khán giả và cộng đồng của bạn.

Tối ưu hóa trải nghiệm khán giả

Chiến lược setup phòng Livestream hiệu quả giúp tạo ra một trải nghiệm Livestream tốt hơn cho khán giả. Khi khán giả cảm thấy hài lòng với chất lượng của buổi Livestream và giao diện thân thiện, họ sẽ có xu hướng trở lại và tham gia vào các buổi trực tiếp sau này.

Thu hút và giữ chân khán giả

Phòng Livestream được thiết lập chuyên nghiệp có khả năng thu hút và giữ chân khán giả hơn. Sự chuyên nghiệp trong cách thức trình bày nội dung và giao tiếp với khán giả sẽ khiến họ cảm thấy hấp dẫn và muốn tiếp tục theo dõi nội dung của bạn.

Các bước cần thiết để setup phòng Livestream

Để bắt đầu kinh doanh hiệu quả qua Live, doanh nghiệp sẽ cần phải có một Chiến lược setup phòng Livestream thông minh. Là đơn vị cung cấp Tư vấn Chiến lược Marketing và Giải pháp kinh doanh hàng đầu hiện nay, cùng tham khảo một vài bước từ SEFA Media nhé!

1. Xác định mục tiêu Livestream:

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị. Doanh nghiệp muốn Livestream để tăng tương tác, tăng doanh số bán hàng, hoặc xây dựng thương hiệu? Việc xác định mục tiêu sẽ trở thành nền móng để xây dựng một kế hoạch cụ thể cho việc chuẩn bị phát sóng trực tiếp, từ việc lựa chọn nền tảng đến chuẩn bị kịch bản nội dung và danh sách sản phẩm.

Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ còn cần nghiên cứu về đối tượng khán giả sẽ xem Livestream của mình. Chúng ta cần phân tích ba nhóm chính: người tiêu dùng mục tiêu, khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. Đối với người tiêu dùng mục tiêu, điều quan trọng là xác định rõ ràng nhóm đối tượng mà sản phẩm hoặc dịch vụ nhắm đến. Đối với khách hàng tiềm năng, họ là những người có sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ và có khả năng trở thành khách hàng trong tương lai. Cuối cùng, khách hàng hiện tại là những người đã mua hàng từ bạn và có thể quan tâm đến các sản phẩm hoặc dịch vụ mới của bạn.

2. Lựa chọn nền tảng phù hợp

Khi chọn nền tảng Livestream, doanh nghiệp cần xem xét các đặc điểm cụ thể của từng nền tảng so với mục tiêu của mình. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp chỉ muốn gia tăng độ nhận diện, hoặc giới thiệu sản phẩm mới, Facebook hoặc Tiktok sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Nếu doanh nghiệp muốn tổ chức phát sóng để củng cố mối quan hệ với khách hàng hiện tại, thì Facebook và Instagram – nơi phần lớn doanh nghiệp đang thực hiện truyền thông giao tiếp, sẽ là nền tảng thích hơn hơn. Còn nếu doanh nghiệp muốn gia tăng doanh số, thì sẽ tốt hơn nếu doanh nghiệp lựa chọn Tiktok hoặc Shopee cho phiên Live của mình. Ngoài những cái tên phổ biến này, trên thị trường vẫn còn những nền tảng khác để Livestream. Doanh nghiệp sẽ cần nghiên cứu dựa trên sản phẩm cũng như đối tượng khách hàng đang hướng đến.

3. Lựa chọn thiết bị phù hợp:

Để setup phòng Livestream hiệu quả, việc chọn lựa các thiết bị và công cụ phù hợp là rất quan trọng. Đầu tiên, khi chọn máy quay, bạn cần xem xét nhu cầu cụ thể của mình cũng như ngân sách. Có thể lựa chọn máy quay chuyên dụng để có chất lượng hình ảnh tốt nhất, hoặc sử dụng điện thoại di động có camera chất lượng cao nếu ngân sách hạn chế. Đèn và mic cũng là những yếu tố quan trọng trong một buổi live.

4. Thiết kế không gian phòng Livestream

Khi thiết kế không gian cho phòng Livestream, điều quan trọng là chọn vị trí phòng phù hợp để tránh ánh sáng chói và tiếng ồn. Chọn một không gian yên tĩnh và có khả năng kiểm soát ánh sáng sẽ giúp tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc ghi hình và truyền đạt thông điệp của bạn một cách rõ ràng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cải thiện không gian để thu hút và tạo sự chuyên nghiệp hơn bằng cách sắp xếp đồ nội thất và thêm các trang trí phù hợp với nội dung của bạn. Sắp xếp đồ nội thất một cách tỉ mỉ và hợp lý không chỉ tạo ra một không gian thoải mái cho người tham gia Livestream mà còn làm tăng tính chuyên nghiệp và thu hút của buổi trực tiếp. Việc thêm các trang trí phù hợp với nội dung như hình ảnh, poster hay đồ trang trí mang tính nhận diện thương hiệu cũng giúp tạo ra một bối cảnh phù hợp và thu hút sự chú ý của khán giả.

5. Thiết lập kết nối internet ổn định

Một trong những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi setup phòng Livestream đó là internet. Nếu như giữa buổi Live, chúng ta gặp phải những lỗi do mạng không ổn định thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả cuối cùng. Vì vậy, hãy thiết lập kết nối internet thật ổn định, đảm bảo tốc độ đường truyền và chuẩn bị một phương án dự phòng khác.

6. Thiết lập giao diện và nội dung

Để tổ chức một buổi Livestream thành công, việc chuẩn bị nội dung và tạo giao diện thu hút là rất quan trọng. Nội dung cho buổi phát trực tiếp bao gồm cả nội dung chính và các phần giao tiếp với khán giả. Nội dung chính có thể bao gồm buổi trò chuyện, thảo luận về sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc thậm chí là buổi giới thiệu sản phẩm mới. Đừng quên chuẩn bị các phần giao tiếp như câu hỏi và ý kiến từ khán giả để tạo sự tương tác và kết nối với họ.

Tạo giao diện thu hút và chuyên nghiệp cho buổi Livestream cũng là một cách để tối ưu hiệu quả khi setup phòng Livestream. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các công cụ trực tuyến như các ứng dụng chỉnh sửa video để thêm các hiệu ứng hoặc chức năng đặc biệt vào Livestream của mình. Tạo ra một giao diện đẹp mắt và chuyên nghiệp không chỉ giúp thu hút sự chú ý của khán giả mà còn tạo ra một ấn tượng tốt về sự chuyên nghiệp của bạn và nội dung mà bạn cung cấp.

7. Kiểm tra và thử nghiệm trước buổi Livestream chính

Trước khi bắt đầu buổi Livestream chính, việc kiểm tra và thử nghiệm là bước quan trọng không thể bỏ qua. Hãy kiểm tra mọi thiết bị và kết nối để đảm bảo rằng chúng hoạt động đúng cách và không gặp phải vấn đề kỹ thuật nào. Đảm bảo rằng máy quay, mic, đèn và các thiết bị khác đều được kết nối và cấu hình chính xác.

Khi setup phòng Livestream, hãy dành thời gian thử nghiệm âm thanh, hình ảnh và kết nối internet để đảm bảo mọi thứ hoạt động suôn sẻ trong buổi Live. Kiểm tra âm thanh để đảm bảo rằng không có tiếng ồn nền và âm thanh được truyền đạt rõ ràng. Kiểm tra hình ảnh để đảm bảo rằng hình ảnh được hiển thị đúng cách và chất lượng. Cuối cùng, kiểm tra kết nối internet để đảm bảo rằng tốc độ internet đủ nhanh và ổn định để truyền đạt Livestream một cách liên tục và không bị gián đoạn.

Bằng cách thực hiện các bước kiểm tra và thử nghiệm trước buổi Livestream chính, bạn có thể đảm bảo rằng mọi thứ sẽ diễn ra một cách suôn sẻ và chuyên nghiệp.

Tổng kết

Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn một cái nhìn rõ nét hơn về xu hướng Livestream hiện tại và các bước quan trọng trong Chiến lược setup phòng Livestream hiệu quả. Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc triển khai mô hình này, hãy liên hệ với SEFA Media để được hỗ trợ tư vấn.

Là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Tư vấn Chiến lược Marketing và Giải pháp kinh doanh hiệu quả, chúng tôi tin rằng SEFA Media sẽ là đối tác phù hợp với doanh nghiệp khi triển khai các dự án kinh doanh.

Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 0985 196 239
Email: contact@sefamedia.vn
Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn

 

Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội