Nhìn lại hành trình IPO phát triển mạnh mẽ trên thế giới qua Talkshow “Ứng dụng cơ chế vốn trong doanh nghiệp khởi nghiệp”

Talkshow “Ứng dụng cơ chế vốn trong phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp”
MỤC LỤC

Sự kiện tiên phong tại Việt Nam về kêu gọi ứng dụng Cơ chế vốn – Talkshow “Ứng dụng cơ chế vốn trong phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp”

Ngày 15/1/2024 vừa qua, Talkshow “Ứng dụng cơ chế vốn trong phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp” đã diễn ra rất thành công tại trụ sở Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp, 39 Trần Hưng Đạo, Phố Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Việc ứng dụng cơ chế vốn vào vận hành sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thu hút rộng rãi và hiệu quả nguồn vốn, giúp công ty niêm yết thành công và phát triển mạnh mẽ. Vì lý do đó, sự kiện Talkshow đã được tổ chức nhằm giới thiệu về ứng dụng các giải pháp vốn cho các dự án Khởi nghiệp sớm đến IPO, hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường phát triển bền vững, thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong khuôn khổ buổi Talkshow cũng diễn ra Lễ ký kết đánh dấu bước hợp tác phát triển ứng dụng cơ chế vốn trong doanh nghiệp khởi nghiệp và triển khai toàn diện dự án Unicorn Farm giữa Công ty cổ phần VBS Capital, Công ty Cổ phần Truyền thông SEFA Media và Mạng lưới Vietnam Innovation Hub.

Sự kiện có sự tham dự của gần 40 đại diện đến từ các lãnh đạo Cục, Vụ thuộc Bộ KH&CN, các làng Công nghệ, hiệp hội. Tại Talkshow, các chuyên gia Tài chính đã có những bài tham luận chia sẻ về các kiến thức về ứng dụng cơ chế vốn trong doanh nghiệp khởi nghiệp, tổ chức chương trình định giá tài sản trí tuệ miễn phí cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Tại Talkshow, Bà Lê Thục Phương – Chủ tịch Công ty cổ phần VBS Capital phát biểu tổng quan về chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Unicorn Farm, một dự án do VBS Capital phối hợp với SEFA Media và Mạng lưới Vietnam Innovation Hub triển khai. Đây là một chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, với các dịch vụ hỗ trợ như đào tạo, tư vấn, kết nối, quảng bá và hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn từ các nhà đầu tư.

Talkshow “Ứng dụng cơ chế vốn trong phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp”

Tiến sĩ Wong Jeh Shyan – Chuyên gia cơ chế vốn và IPO chia sẻ về những ưu thế của mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và lợi ích khi ứng dụng cơ chế vốn trong các doanh nghiệp này. Đây là công cụ quan trọng để doanh nghiệp tăng tốc độ phát triển và mở rộng thị trường.

Talkshow “Ứng dụng cơ chế vốn trong phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp”

Ông Đoàn Khắc Giáp – Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông SEFA Media đại diện Unicorn Farm trình bày về Dự án Unicorn Farm và giới thiệu Mạng lưới thủ lĩnh Alpha Toàn cầu, một cộng đồng dành cho các doanh nhân, nhà sáng lập, nhà lãnh đạo khởi nghiệp sáng tạo, có tham vọng và đam mê sáng tạo sản phẩm, dịch vụ, và giải pháp mang tính đổi mới cho xã hội.

Talkshow “Ứng dụng cơ chế vốn trong phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp”
Sự kiện “Ứng dụng cơ chế vốn trong phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp” đánh dấu một bước quan trọng trong việc tăng cường nhận thức và khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới, và khởi nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực và mở ra cánh cửa cho việc hợp tác và đầu tư từ các đối tác cả trong và ngoài nước.

Talkshow “Ứng dụng cơ chế vốn trong phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp”

Talkshow “Ứng dụng cơ chế vốn trong phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp”

Sự chuyển dịch mạnh mẽ của Thị trường IPO Quốc tế và ứng dụng trong các doanh nghiệp “kỳ lân” Châu Âu

Triển vọng từ các nền kinh tế “kỳ lân”

Năm 2023, đặc biệt trong 3 quý đầu năm, thị trường huy động vốn thông qua hình thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên toàn cầu đã có sự chuyển dịch đáng kể khi thị trường có sự cải thiện mạnh mẽ ở các nước phương Tây, bởi các thương vụ IPO nổi bật của Hoa Kỳ, các thị trường mới nổi mạnh mẽ, ngược lại thị trường IPO Trung Quốc thì có dấu hiệu hạ nhiệt. Các thị trường mới nổi chiếm 77% thị phần về số lượng và 75% về giá trị. Tuy vậy, so với 2022, các đợt IPO kỳ lân đã giảm đáng kể đến hơn 80% về cả số lượng và số tiền thu được.

Thị trường IPO toàn cầu tiếp tục đón nhận những quốc gia mới tham gia, ví dụ như Romania, Thổ Nhĩ Kỳ. Số lượng giao dịch có giá trị lớn hơn, cao hơn tiếp tục phát triển ở Hoa Kỳ, trong khi với các quốc gia như Nhật Bản, Ý thì các giao dịch này có giá trị nhỏ hơn.

Các Quốc gia đi đầu khu vực về IPO

Tại khu vực Đông Nam Á, không ít doanh nghiệp đã theo hướng kêu gọi đầu tư thông qua IPO ở các thị trường nước ngoài. Theo số liệu từ Deloitte, thị trường IPO ở Đông Nam Á đã có 153 thương vụ IPO và vốn hóa thị trường IPO với mức tổng số vốn huy động khoảng 5,5 tỷ USD. Đặc biệt, Indonesia cũng nổi lên là thị trường sôi động nhất khu vực khi chiếm tỉ trọng tới 66%. Indonesia được đánh giá là có sàn giao dịch chứng khoán mạnh thứ 4 trên toàn cầu tính đến thời điểm hiện tại, chỉ đứng sau Trung Quốc, Mỹ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).

IPO tại Đông Nam Á năm 2023: Indonesia là thị trường sôi động nhất
Số lượng thương vụ IPO tại khu vực Đông Nam Á (Nguồn: Deloitte)

 

Tình hình IPO tại Đông Nam Á năm 2023: Indonesia là thị trường sôi động nhất
Diễn biến huy động thông qua IPO tại các thị trường khu vực theo thời gian

Tại khu vực Trung Đông, nổi bật lên là thị trường IPO tại Israel. Trước năm 1993, đây chỉ là một quốc gia không quá nổi bật về kinh tế. Tại Israel chỉ có một công ty quỹ đầu tư. Nhưng hiện nay, Israel đã vươn lên và trở thành quốc gia đứng thứ Tư về số lượng công ty niêm yết trên sàn Nasdaq, chỉ sau Hoa Kỳ, Canada và Trung Quốc. Trên thế giới có khoảng 1000 doanh nghiệp “kỳ lân” thì 10% trong số đó đến từ Israel. Chỉ với 9,73 triệu dân trên cả nước (so với thủ đô Hà Nội của Việt Nam là 8,4 triệu dân và với TP. Hồ Chí Minh là 9,3 triệu dân), họ đã tạo ra được 100 doanh nghiệp “kỳ lân”. Tổng giá trị vốn hóa ước tính khoảng hơn 150 tỷ đô la.

Doanh nghiệp Việt với kế hoạch IPO xuyên biên giới

Lộ trình IPO trên các sàn nước ngoài

Trong thời gian gần, một số lượng nhóm các công ty mới nổi Indonesia có nhu cầu và dự tính IPO trên các sàn của Mỹ. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp Việt muốn IPO có ý nghĩa lớn đối với các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm các doanh nghiệp tiềm năng.

Mỹ và Singapore là hai thị trường lớn được lựa chọn cho các doanh nghiệp có tham vọng phát triển vươn ra toàn cầu. Niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ là lựa chọn hấp dẫn, nhất là vì Mỹ có một cộng đồng đầu tư lớn và tính thanh khoản cao. Còn với Singapore, đây đã gần như là thiên đường cho các doanh nghiệp trong khu vực muốn IPO để có thể huy động vốn qua hình thức SPAC. Singapore có sự ổn định chính trị, môi trường pháp lý vững chắc, năng lực tài chính dồi dào, sẽ tạo cơ sở để khơi thông dòng vốn và có những thương vụ niêm yết xuyên biên giới.

Tại Việt Nam, hồi tháng 8/2023, Hãng ô tô điện Vinfast đã tạo nên tiếng vang lớn khi niêm yết ở thị trường Mỹ thông qua SPAC. Kỳ lân công nghệ Việt là VNG cũng đã nộp hồ sơ niêm yết ở sàn Nasdaq. Tổng giám đốc VNG – ông Lê Hồng Minh thừa nhận, IPO ở trên thị trường quốc tế là việc rất đáng lo bởi vì nó kéo theo những rủi ro đáng kể. Ông Minh nói rằng: “Tuy nhiên, đó là điều mà chúng tôi tin tưởng, bởi vì nếu như không làm thì VNG không thể đưa công ty phát triển một cách thực sự”.

ứng dụng cơ chế vốn trong doanh nghiệp

Ngoài Vinfast, Tổng giám đốc Masan – ông Danny Le cho biết, nền tảng bán lẻ The CrownX của Masan Group – đang định hướng phát triển trở thành kênh dịch vụ tiêu dùng tích hợp, dựa trên nền tảng F&B và hệ thống bán lẻ – sẽ có thể triển khai kế hoạch IPO trong 2024 hoặc 2025 khi điều kiện thị trường trở nên thuận lợi hơn. Masan hiện tại cũng là một tên tuổi được nhiều nhà đầu tư quốc tế kỳ vọng khi đã chinh phục thành công nhiều tên tuổi lớn trong thị trường tài chính quốc tế như SK Group (Hàn Quốc), Alibaba (Trung Quốc), Platinum Orchid (thuộc Quỹ đầu tư quốc gia Abu Dhabi), SeaTown Master Fund (công ty con của Temasek Holdings),… để làm đối tác chiến lược.

Thị trường IPO trong nước vướng phải “nút thắt”

Một số doanh nghiệp Việt muốn niêm yết ở thị trường quốc tế đã chứng minh và khẳng định đà tăng trưởng ổn định của Việt Nam. Điều này mang đến tín hiệu tích cực đối với Việt Nam khi đã có được một chiến lược rõ ràng về thị trường trong cũng như ngoài nước.

Tuy nhiên, thị trường IPO trong nước lại trải qua một thời kỳ ảm đạm. Trong hơn 10 tháng đầu năm 2023 vừa qua, Việt Nam chỉ có 3 thương vụ niêm yết IPO huy động được 7 triệu USD. So với Indonesia, Thái Lan, Malaysia,… thì con số này thấp hơn đáng kể. Sự suy giảm về số lượng IPO chủ yếu do nguyên nhân từ quy trình phê duyệt và niêm yết được thắt chặt. Đồng thời, lượng vốn rút ròng từ các nhà đầu tư nước ngoài tăng cao do các yếu tố toàn cầu, ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường trong 2023.

Ứng dụng cơ chế vốn

3 thương vụ IPO của Việt Nam

Kết luận

Nhìn vào “tấm gương” của các nền kinh tế “kỳ lân” như Mỹ, Israel và sự chuyển dịch của nền kinh tế của các nước đang phát triển như Indonesia tiến đến IPO, các nhà khởi nghiệp của Việt Nam cần đổi mới tư duy về quản lý nguồn vốn và kinh doanh, cũng như có một chiến lược đúng đắn cho lộ trình phát triển của doanh nghiệp mình.

Talkshow “Ứng dụng cơ chế vốn trong phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp”

Hướng đi đúng là doanh nghiệp cần một chuyên gia cố vấn về IPO, tham khảo chương trình 100 days Spin Up – Chương trình đào tạo toàn diện dành cho các doanh nghiệp Startup Việt Nam. Lộ trình được thiết kế và đào tạo bởi Unicorn Farm – Đơn vị hàng đầu về cung cấp giải pháp vốn và kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với các chuyên gia đầu tư quốc tế, hướng tới xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp vững mạnh và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khởi nghiệp Việt Nam.

Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội