Giá trị cốt lõi thương hiệu – Động cơ vận hành bộ máy trơn tru

MỤC LỤC

Một thống kê đã khẳng định rằng 80% người xem sẽ quên nội dung quảng cáo sau 3 ngày. Vậy hãy làm một thí nghiệm, xem những nội dung mà doanh nghiệp đã triển khai trong năm qua có thể “trụ lại” trong tâm trí khách hàng tối đa là bao lâu. Nếu khách hàng không thể nhớ tới thương hiệu với hình ảnh và nội dung được truyền tải một cách thống nhất, quý doanh nghiệp nên xem xét lại “điểm bắt đầu”. Đây là lí do khiến giá trị cốt lõi thương hiệu là vô cùng quan trọng.

Giá trị cốt lõi thương hiệu là gi?

Có rất nhiều yếu tố khiến cho một thương hiệu được dễ dàng ghim sâu vào trong tâm trí khách hàng. Đó có thể là một cái tên thương hiệu khác biệt như Apple, một logo ấn tượng như Starbucks hay một đoạn nhạc hiệu bắt tai như Ajinomoto. Đây đều là những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình tiếp cận và tiếp nhận một thương hiệu mới trong mỗi khách hàng. Nhưng hoàn toàn có thể thấy đây là những yếu tố nhận diện bề nổi, những yếu tố dễ dàng “chạm” tới khách hàng mục tiêu qua suy nghĩ cảm tính. Để một thương hiệu càng trở nên mạnh mẽ hơn, nó cần được tạo dựng nên từ một nền tảng cốt lõi vững mạnh. Ở đây, yếu tố đó được hiểu là giá trị cốt lõi thương hiệu. Vậy giá trị cốt lõi thương hiệu là gì?

Giá trị cốt lõi thương hiệu là bộ tập hợp những đặc điểm, nguyên tắc hướng dẫn giúp định hình các hoạt động của tất cả cá thể trong doanh nghiệp để cùng hướng đến một mục tiêu cụ thể. Đó chính là những giá trị niềm tin mà thương hiệu muốn đại diện. Những giá trị niềm tin này được thương hiệu đem đến cho khách hàng thông qua câu chuyện thương hiệu, hành động, hành vi và quá trình ra quyết định trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.

Giá trị cốt lõi thương hiệu hay được hiểu chính là giá trị cốt lõi doanh nghiệp, sẽ được xây dựng dựa trên tầm nhìn của doanh nghiệp và là bản cam kết duy trì để hoàn thành sứ mệnh mà doanh nghiệp đã đề ra. Giá trị cốt lõi có thể được xác định là các từ khóa, các câu hay cũng có thể là những câu châm ngon nổi tiếng đã được nhiều người nhắc đến. Dù được thể hiện bằng phương thức nào, quan trọng nhất vẫn là làm rõ được mục tiêu của doanh nghiệp và củng cố được hình ảnh của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Tại sao giá trị cốt lõi lại quan trọng đối với thương hiệu

Steve Jobs đã từng nói:“Marketing is about values. This is a very complicated world; it’s a very noisy world. And we’re not going to get a chance to get people to remember much about us. No company is. And so we have to be really clear about what we want them to know about us.”. (Tạm dịch: “Đề cập đến Market ing là đề cập đến giá trị. Đây là một thế giới rất phức tạp và nhiễu loạn. Và doanh nghiệp sẽ cạnh tranh khốc liệt đế có cơ hội được mọi người nhớ đến nhiều. Như vậy, sẽ không ai tự có khái niệm về một doanh nghiệp bất kỳ. Mà doanh nghiệp cần phải tự làm rõ những điều mà chúng ta muốn khách hàng nhớ về chính chúng ta.”). Có thể thấy, Jobs đã nhấn mạnh vào tầm quan trọng của giá trị cốt lõi trong việc hình thành nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Trong mắt của người khác, cách chúng ta nói về nguyên tắc và mục tiêu của mình cũng một phần phản ánh tư duy, tính cách hay nhận thức đối với một vấn đề, và họ hoàn toàn đánh giá được ta chỉ qua những hình ảnh phản chiếu đó.

Khi triển khai xây dựng và phát triển thương hiệu, mục tiêu quan trọng nhất mà mỗi doanh nghiệp hướng đến luôn là chiếm được tình yêu của khách hàng (Brand Love). Vì khi đó, họ sẽ trở thành những khách hàng trung thành của thương hiệu. Nhưng đây là cấp độ phức tạp nhất trong quá trình tiếp cận khách hàng. Brand Love sẽ được hình thành từ độ tin tưởng và trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm của thương hiệu. Hành vi xuất phát từ nhận thức, khách hàng sẽ chỉ cảm thấy tin tưởng khi họ cảm thấy đồng thuận với một thông điệp mà thương hiệu đại diện truyền tải. Vậy một hệ thống giá trị cốt lõi đúng đắn, xuyên suốt, phù hợp với nhu cầu sẽ là chìa khóa quan trọng để “chạm” tới sự tin tưởng và tình yêu của khách hàng với thương hiệu.

Không chỉ vậy, những giá trị cốt lõi thương hiệu tuyệt với còn góp phần thu hút nhân viên ưu tú về với doanh nghiệp. Hệ thống phần thưởng, kỷ niệm hay vinh danh cũng là những yếu tố tương đối kích thích nhân viên. Nhưng tưởng tượng nếu một người đi làm dựa trên mục tiêu tích cực, có cùng định hướng với quan điểm sống của họ, chắc chắn người nhân viên đó sẽ có động lực đi làm mạnh mẽ hơn. Vì suy cho cùng, không ai muốn làm việc tại một doanh nghiệp không phù hợp với quan điểm hay mục tiêu sống của mình.

Giá trị cốt lõi thương hiệu cũng sẽ định hình nội quy, quy tắc làm việc trong một tổ chức, doanh nghiệp, hay còn được biết đến với cái tên văn hóa doanh nghiệp. Bộ quy tắc sẽ giúp nhiều cá thể hoạt động với nhau hiệu quả, trơn tru và đồng điệu. Điều này hoàn toàn tác động trực tiếp tới kết quả công việc và hiệu quả kinh doanh.

Tìm hiểu một số giá trị cốt lõi thương hiệu nổi tiếng

Giá trị cốt lõi thương hiệu VinGroup

Giá trị cốt lõi của Vingroup: “Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh – Nhân”. 6 giá trị cốt lõi đại diện cho 6 giá trị mà Vingroup không ngừng củng cố và khẳng định để đạt được vị thế hiện tại ở thị trường Việt Nam. Không ai có thể phủ định được những gì mà Vingroup đã đề ra và thực hiện, họ đang làm đúng từ những giá trị cốt lõi thương hiệu. Ví dụ yếu tố “Nhân” mà Vingroup đề ra bao gồm việc khẳng định người lao động chính là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Vậy họ đã làm gì để khẳng định yếu tố cốt lõi này, và kết quả ra sao? Vingroup cố gắng xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên bằng cách chú trọng đến việc quản lý và đào tạo họ trong suốt quá trình họ làm việc cho Vingroup. Theo đó, từ cấp lãnh đạo đến nhân viên của Vingroup phải là người học tập và chịu học mọi lúc mọi nơi. Vingroup có quy tắc thưởng, phạt rõ ràng cho các hoạt động này. 

Giá trị cốt lõi thương hiệu Starbucks

Hay xem xét những giá trị cốt lõi mà một thương hiệu chuỗi cafe hàng đầu nước Mỹ đã đặt ra và không ngừng – Starbucks. 

  • Creating a culture of warmth and belonging, where everyone is welcome.
  • Delivering our very best in all we do, holding ourselves accountable for results.
  • Acting with courage, challenging the status quo and finding new ways to grow our company and each other.
  • Being present, connecting with transparency, dignity and respect.

Họ tạo ra một nền văn hóa ấm áp qua cách thiết kế không gian cởi mở và tối ưu trải nghiệm cho khách hàng. Hay trong chính sách nhân viên, Starbucks đã có chương trình chi trả 100% học phí đại học cho nhân viên đủ điều kiện. Những giá trị cốt lõi này đã tác động trực tiếp đến tinh thần làm việc trong mỗi nhân viên đang phục vụ cho thương hiệu này. Có thể thấy chính giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đề ra là lí do giúp khách hàng luôn cảm thấy dễ chịu khi bước chân vào bất kì không gian nào của Starbucks. 

Giá trị cốt lõi thương hiệu TH Truemilk

Một ví dụ nữa về xây dựng giá trị cốt lõi thương hiệu sản phẩm bán lẻ, đó là 5 giá trị cốt lõi của TH Truemilk: “Vì Hạnh phúc đích thực”, “Vì Sức khỏe cộng đồng”, “Hoàn toàn từ thiên nhiên”, “Thân thiện với môi trường – tư duy vượt trội” và “Hài hòa lợi ích”. Có thể thấy họ đã đặt toàn bộ tâm huyết để có một nguồn sữa tươi sạch cho trẻ em Việt, từ chính cách đồng Việt Nam. Nhưng gì mà thương hiệu đã làm nhận được sự công nhận từ rất nhiều tổ chức quốc tế, không chỉ là trang trại công nghệ cao mà đặc biệt chú trọng ý nghĩa cộng đồng. Đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội, TH Truemilk đã ra đời và khẳng định được giá trị của chữ “thật” suốt 12 năm.

Các lưu ý khi xây dựng giá trị cốt lõi thương hiệu

Giá trị cốt lõi thương hiệu được xây dựng dựa trên sự thật

Giả dối có thể có hàng ngàn biến thể, nhưng chân thật sẽ chỉ có một biến thể mà thôi. Việc xây dựng giá trị cốt lõi dựa trên sự thật sẽ giúp doanh nghiệp tập trung truyền tải một thông điệp, một hình ảnh xuyên suốt. Giá trị cốt lõi cùng phần nào phản ánh năng lực và hoạt động của cả một tổ chức, vì vậy hãy đặc biệt lưu ý rằng nếu giá trị cốt lõi một thương hiệu khác biệt so với hành động của họ, chắc chắn không thể tìm thấy sự đồng cảm hay tin tưởng đến từ khách hàng.

Hiểu rõ đối tượng khách hàng mà thương hiệu hướng đến

Mục tiêu quan trọng nhất là tạo ra sự kết nối giữa thương hiệu với khách hàng. Vậy khi xây dựng giá trị cối lõi thương hiệu, hay nghiên cứu và xác định xem điều họ thực sự cần là gì đối với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Từ đây, doanh nghiệp có thể ra được danh sách ưu tiên và cộng hưởng gí trị từ thương hiệu.

Nội dung hiển thị ngắn gọn, súc tích và hiệu quả

Sau quá trình thảo luận nhóm lên ý tưởng cho giá trị cốt lõi và phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu, thương hiệu có thể bắt đầu biến ý tưởng ấy trở thành câu chữ. Và lưu ý khi xây dựng giá trị cốt lõi thương hiệu, để đảm bảo giá trị được truyền tải đúng, hãy ghi nhớ quy tắc “dễ đọc – dễ hiểu – dễ nhớ”. Không chỉ những từ mang tính bay bổng như: “khác biệt”, “tiên phong” hay “sáng tạo”, bạn có thể sử dụng từ mang tính cổ động mạnh, như “tôn trọng”, “khẳng định mình”, “nỗ lực”,…

Đặc biệt, câu từ càng “kêu”, càng thu được sự phản hồi của khách hàng một cách dễ dàng.

Giá trị cốt lõi thương hiệu độc nhất, khác biệt

Chắc chắn, giá trị cốt lõi không chỉ phản ánh “quốc hồn quốc túy” của công ty, mà còn giúp thương hiệu ngày càng trở nên nổi bật và tạo ra sự cách biệt hay dấu ấn lạ so với các đối thủ cạnh tranh còn lại trong ngành. Vì vậy, doanh nghiệp cần biết cách chọn lọc đặc điểm và chọn lọc từ ngữ để khác biệt mà không thừa, không phí. Nói chung, thông điệp mà giá trị cốt lõi muốn truyền tải phải đánh thẳng được vào trọng tâm.

Giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp

Các giá trị chỉ càng trở nên ý nghĩa hơn khi nó được chứng minh qua hành động. Và kênh nhân sự chính là một trong những kênh quan trọng nhất để giúp doanh nghiệp biểu hiện được giá trị này qua hoạt động hàng ngày. Nếu chính sách nhân sự có mẫu thuẫn với các giá trị, lòng tin của nhân viên và khách hàng có thể sẽ bị dao động. Vì vậy, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tổ chức các buổi đào tạo về giá trị cốt lõi thương hiệu mỗi tháng, kết hợp triển khai các hoạt động nhấn mạnh một giá trị trên mỗi thời điểm để giúp nhân viên dễ dàng tiếp nhận.

Ngoài ra, còn có một lưu ý nữa khi đưa giá trị cốt lõi thương hiệu vào văn hóa của doanh nghiệp, đó là hãy tìm kiếm những “ngôi sao” trong tổ chức, họ là những người có thể thể hiện rõ nét nhất những giá trị mà công ty muốn truyền đạt đến cộng đồng. Khi họ làm tốt, đừng quên đưa ra những khuyến khích tịch cực để kích thích họ lan tỏa việc đó đến những nhân viên khác.

Đơn vị tư vấn xây dựng giá trị cốt lõi thương hiệu

Nó chung, một trong những yếu tố quan trọng, là nền móng để tạo nên sự thành công cho các công ty hàng đầu, chính là giá trị cốt lõi của thương hiệu. Những giá trị này hướng đến các quyết định của công ty, xây dựng lòng tin trong mỗi nhân viên và truyền bá nhận thức về thương hiệu. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đang làm tốt nội dung này, thậm chí là còn loay hoay không tìm được “quốc hồn quốc túy” của thương hiệu. Vậy, doanh nghiệp hãy tìm kiếm sự giúp đỡ đến từ những chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu như SEFA Media để được tư vấn và định hướng phù hợp nhất.

Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội