Định giá Thương hiệu: Tài sản vô hình cho doanh nghiệp

Định giá Thương hiệu cho doanh nghiệp
MỤC LỤC

Thương hiệu là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Theo thống kê, trung bình, thương hiệu đóng góp một phần ba vào giá trị cổ phiếu. Ở nhiều trường hợp, thương hiệu có thể nắm hơn 70% giá trị cổ phiếu. Như vậy, việc Định giá Thương hiệu đúng sẽ rất hữu ích trong việc định hình chiến lược kinh doanh và chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.

Định giá Thương hiệu là gì?

Định giá Thương hiệu (Brand Valuation) là quá trình đánh giá và tính toán giá trị tài chính của một tài sản thương hiệu, có tính đến tất cả các tài sản hữu hình và vô hình của công ty. Nó bao gồm đánh giá cả những yếu tố về thương hiệu như sự nhận thức của khách hàng, uy tín, giá trị thương hiệu, và tiềm năng tương lai. Đây là một phần quan trọng trong các quyết định kinh doanh, bao gồm định giá sản phẩm và dịch vụ, quảng cáo, chiến lược thương hiệu và giá trị của một công ty trong các giao dịch thương mại.

  • Tài sản hữu hình: Các thành phần vật chất của thương hiệu (Logo, Trang mạng, Bao bì, Thiết kế, Bảng màu,…)
  • Tài sản vô hình: Các thành phần phi vật chất (Tầm nhìn, Mục tiêu, Tiếng nói của thương hiệu, Lòng trung thành, Danh tiếng, Dịch vụ khách hàng,…)

Việc định giá sẽ dựa trên những yếu tố chính như hiệu quả tài chính, giá trị thương hiệu, cảm nhận khách hàng,… Những doanh nghiệp đang có kế hoạch sáp nhập hay nhượng quyền, tìm kiếm các cổ đông mới hoặc tái cấu trúc sẽ cần tới quá trình định giá.

Định giá Thương hiệu cho doanh nghiệp

Tầm quan trọng của định giá một thương hiệu

4 hình thức Định giá Thương hiệu thường gặp

  • Doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động và phát triển thương hiệu mới: Trong trường hợp này, yếu tố định giá giúp doanh nghiệp xác định những chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp và đưa ra quyết định đầu tư cho thương hiệu mới.
  • Doanh nghiệp muốn nâng cao giá trị thương hiệu và cải thiện vị trí thương hiệu: Việc định giá giúp doanh nghiệp xác định những điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu và đưa ra các chiến lược để tăng cường giá trị thương hiệu.
  • Doanh nghiệp muốn cải thiện chiến lược Brand Marketing: Việc định giá giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sự tương tác giữa thương hiệu và khách hàng, từ đó tạo ra những Chiến lược Marketing hiệu quả hơn.
  • Doanh nghiệp muốn đánh giá hiệu quả của Chiến lược Marketing hiện tại: Đánh giá xem có hiệu quả hay không và đưa ra những điều chỉnh để tăng cường giá trị thương hiệu.

Ý nghĩa của việc định giá

  • Với Ban Lãnh đạo: Nắm bắt được giá trị thực của thương hiệu, cơ sở để đàm phán, hoạch định các chiến lược kinh doanh trong tương lai
  • Về tài chính: Có góc nhìn tổng quan về tài chính, giúp theo dõi sự phát triển của từng thời kỳ. Những khoản chi phí không cần thiết sẽ loại bỏ để giảm chi phí vận hành, tăng năng lực tài chính
  • Đối với nhà đầu tư: Tạo sự an tâm, thể hiện sự chuyên nghiệp với bản báo cáo, tài liệu có các con số rõ ràng, quan trọng. Đồng thời cũng thể hiện tình hình hiện tại và dự báo tương lai của doanh nghiệp.

Các yếu tố cần xem xét để Định giá Thương hiệu

Phân khúc thị trường

Thương hiệu sẽ bao gồm nhiều nhóm khách hàng khá tương đồng theo những tiêu chuẩn như sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối, khu vực địa lý, nhóm khách hàng hiện tại, nhóm khách hàng mới,… Với mỗi nhóm phân khúc khách hàng, thương hiệu sẽ được định giá khác nhau. Tổng giá trị của các phân khúc trên sẽ tạo nên tổng giá trị thương hiệu.

Phân tích tài chính

Sau khi đã có các phân khúc thị trường, tiếp theo, với mỗi phân khúc trên, doanh nghiệp cần xác định và dự báo doanh thu, thu nhập có được từ các tài sản vô hình.
Công thức:
Thu nhập vô hình = Doanh thu thương hiệu – Chi phí hoạt động – Thuế liên quan – Lãi vay

Phân tích nhu cầu

Khái niệm “Vai trò của xây dựng thương hiệu” cũng là chỉ số cần tính toán, thể hiện tỷ lệ đóng góp của khoản thu nhập vô hình. Chỉ số này được tính bằng cách xác định những nhánh nhu cầu khác nhau của việc kinh doanh, đo lường mức độ ảnh hưởng của thương hiệu.
Công thức:
Thu nhập thương hiệu = Chỉ số “Vai trò của xây dựng thương hiệu” * Thu nhập vô hình

Tiêu chuẩn cạnh tranh

Thương hiệu sẽ dựa vào Lãi suất khấu trừ thương hiệu, tính toán dựa trên những thế mạnh, điểm yếu của thương hiệu, đo lường bởi chỉ số “Điểm số sức mạnh thương hiệu”. Chỉ số này được tính toán từ đánh giá về thị trường thương hiệu, mức độ ổn định, vị trí lãnh đạo, xu hướng phát triển, độ phủ thị trường,…

Tính toán giá trị thương hiệu

Giá trị thương hiệu là giá trị hiện thời (NPV) của thu nhập dự đoán có được nhờ thương hiệu, bị khấu trừ bởi Tỉ lệ khấu trừ thương hiệu.
Giá trị hiện thời sẽ được tính toán ở cả thời điểm dự báo hiện tại lẫn trong tương lai, vì nó sẽ phản ánh khả năng tạo ra nguồn thu liên tục của thương hiệu.

Định giá Thương hiệu cho doanh nghiệp

Các phương pháp Định giá Thương hiệu mới nhất tại SEFA Media

Phương pháp chi phí thay thế

Phương pháp này Định giá Thương hiệu bằng cách tính toán chi phí để tạo ra một thương hiệu mới thay thế thương hiệu hiện tại. Phương pháp này thường được sử dụng cho các thương hiệu mới hoặc đang được phát triển.

Phương pháp thu nhập tương lai

Phương pháp này Định giá Thương hiệu bằng cách tính toán giá trị hiện tại của dòng thu nhập tương lai mà thương hiệu có thể tạo ra. Phương pháp này thường được sử dụng cho các thương hiệu đã phát triển và đang hoạt động.

Phương pháp so sánh thị trường

Phương pháp này định giá bằng cách so sánh với giá trị của các thương hiệu tương tự trên thị trường. Phương pháp này thường được sử dụng khi không có đủ thông tin để sử dụng các phương pháp khác hoặc khi các phương pháp khác không áp dụng được.

Phương pháp chi phí hiện tại

Phương pháp này định giá bằng cách tính toán giá trị tài sản không vật chất của thương hiệu hiện tại. Phương pháp này thường được sử dụng khi thương hiệu đã phát triển và đang hoạt động.

Lời kết

Định giá Thương hiệu (Brand Valuation) là một quá trình quan trọng mà mọi doanh nghiệp cần nghiên cứu và đầu tư một cách phù hợp. Đây là công cụ kinh doanh quan trọng, giúp doanh nghiệp có kế hoạch và định hướng tương lai rõ ràng hơn. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể xác định các cơ hội tăng doanh thu hoặc các cách để giảm chi phí, giảm rủi ro để có thể có các bước tiến về phía trước vững chắc hơn.

Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 0985 196 239
Email: contact@sefamedia.vn
Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn

 

Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội