Danh mục Sản phẩm – “chìa khóa” thành công trên thương trường

MỤC LỤC

Quản lý Danh mục Sản phẩm là quá trình tối ưu hóa tất cả các sản phẩm hoặc dịch vụ mà một doanh nghiệp cung cấp. Danh mục sản phẩm không chỉ giúp gia tăng sức mạnh cạnh tranh, mà còn xây dựng hình ảnh thương hiệu ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Hãy cùng SEFA Media khám phá nghệ thuật quản lý danh mục sản phẩm và tìm hiểu lý do vì sao quản lý danh mục đóng vai trò quan trọng trong thành công doanh nghiệp.

Danh mục Sản phẩm là gì?

Danh mục Sản phẩm, hay còn được gọi là Product Mix, là tổng số dòng sản phẩm mà một công ty cung cấp cho khách hàng của mình. Dòng sản phẩm bao gồm một đến nhiều dòng và công ty cũng có thể có nhiều sản phẩm thuộc cùng một dòng sản phẩm. Tất cả các dòng sản phẩm này khi được nhóm lại với nhau tạo thành danh mục sản phẩm của công ty. Danh mục Sản phẩm là một tập hợp con của Marketing hỗn hợp (Marketing Mix) và là một phần quan trọng trong mô hình kinh doanh của mỗi công ty. 

Phân biệt Danh mục Sản phẩm và Dòng sản phẩm

Danh mục Sản phẩm chứa các dòng sản phẩm (Product line) khác nhau mà một doanh nghiệp sản xuất, phân phối hoặc bán lẻ cung cấp cho khách hàng. Các dòng sản phẩm được xếp thành nhóm dựa trên sự tương đồng giữa chúng, dựa trên các tiêu chí như chức năng tương tự, cùng ngành hoặc chủng loại, mức giá tương đương, công nghệ sản xuất chung và nhiều tiêu chí khác. Điều này giúp quản lý Danh mục Sản phẩm trở nên khoa học hơn, dễ dàng kiểm soát mọi khía cạnh trong quá trình vòng đời sản phẩm.

04 tiêu chí quan trọng trong phân loại Danh mục Sản phẩm 

Danh mục Sản phẩm sẽ được phân loại theo 04 yếu tố: chiều rộng danh mục, chiều dài danh mục, chiều sâu danh mục và tính đồng nhất sản phẩm

  • Chiều rộng Danh mục Sản phẩm: Là số lượng các dòng/loại sản phẩm mà công ty cung cấp. Ví dụ, nếu một công ty chỉ sản xuất và cung cấp nước ngọt và nước trái cây, thì danh mục của họ sẽ có hai loại sản phẩm theo chiều rộng. 
  • Chiều dài Danh mục Sản phẩm: Liên quan đến tổng số sản phẩm trong tất cả các dòng sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu một công ty có 5 dòng sản phẩm và mỗi dòng có 10 sản phẩm, thì chiều dài của danh mục sẽ là 50 (5 x 10).
  • Chiều sâu Danh mục Sản phẩm: Thể hiện tổng số sản phẩm trong một dòng sản phẩm cụ thể. Có thể có các biến thể khác nhau trong cùng một dòng sản phẩm, chẳng hạn như các biến thể khác nhau của một sản phẩm. Ví dụ, Colgate có nhiều biến thể khác nhau trong cùng dòng sản phẩm như Colgate Advanced, Colgate Active Salt và nhiều loại khác.
  • Tính đồng nhất của Danh mục Sản phẩm: thể hiện mối quan hệ giữa các loại sản phẩm trong danh mục dựa trên cách sử dụng cuối cùng, công nghệ sản xuất, hệ thống phân phối, giá cả và các khía cạnh khác. Mức độ đồng nhất sẽ ảnh hưởng đến việc các sản phẩm có thể phục vụ cho các mục đích khác nhau cho người mua hay không.

Tầm quan trọng của quản lý Danh mục Sản phẩm với doanh nghiệp

Việc quản lý Danh mục Sản phẩm một cách hiệu quả sẽ gây hạn chế cho việc tăng doanh số. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, chính vì vậy, quản lý danh mục trở nên vô cùng quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp.

Đảm bảo tính đồng nhất 

Tính đồng nhất của Danh mục Sản phẩm đề cập đến cách các sản phẩm được liên kết chặt chẽ với nhau. Điều này phụ thuộc vào một loạt yếu tố như:

  • Tuổi của công ty.
  • Tình hình tài chính.
  • Lĩnh vực hoạt động.
  • Nhận diện thương hiệu.

Ví dụ, các công ty mới thành lập hoặc hoạt động trong một số dòng sản phẩm có thể có mức độ đồng nhất cao hơn so với các công ty lớn có nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, nếu công ty lớn có tài chính vững mạnh và sử dụng công nghệ hiệu quả, họ vẫn có khả năng quản lý danh mục một cách khoa học và đồng bộ. Khi tính đồng nhất trong quản lý danh mục sản phẩm được đảm bảo, các nhiệm vụ như phân chia nhân viên phụ trách, kiểm soát doanh thu, đo lường phạm vi và mức tiêu thụ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Kiểm soát sự tăng trưởng doanh thu

Trong phân phối bán lẻ luôn tồn tại tính “triệt tiêu” (Market Cannibalization – Tước đoạt doanh thu). Một sản phẩm mới ra đời (có tính năng và giá trị sử dụng tương đương các sản phẩm hiện hữu) có thể “ăn thịt” phần doanh thu của các sản phẩm hiện hữu, làm sức tiêu thụ của chúng bị ảnh hưởng. Điều này có thể làm giảm sự tiêu thụ của các sản phẩm hiện có. 

Nếu không quản lý Danh mục Sản phẩm tốt, khả năng đo lường hiệu quả kinh doanh thực tế của từng sản phẩm sẽ khó khăn đối với ban lãnh đạo. Vì vậy, một danh mục cân đối, vừa hỗ trợ việc giới thiệu sản phẩm mới mà cũng tránh tình trạng bão hòa, sẽ giúp tăng trưởng doanh thu cơ bản.

Chuyên nghiệp hóa mô hình kinh doanh của doanh nghiệp

Danh mục Sản phẩm đóng một vai trò quan trọng trong mô hình kinh doanh của một công ty, là một phần trong bộ Marketing Mix (sản phẩm trong bộ tứ P – Product, Price, Place, Promotion). Quản lý hiệu quả danh mục là cách để nâng cao sự chuyên nghiệp của công ty trong mắt khách hàng, giúp họ tiếp cận sản phẩm một cách có hệ thống.

Doanh nghiệp nên làm gì để quản lý Danh mục Sản phẩm hiệu quả?

Dựa vào 04 chiều của danh mục, doanh nghiệp có thể phát triển kinh doanh theo bốn hướng:

  • Đưa ra thêm những loại sản phẩm mới để mở rộng Danh mục Sản phẩm nhờ việc tận dụng được danh tiếng của các loại sản phẩm hiện có của doanh nghiệp. 
  • Kéo dài những loại sản phẩm đang có để trở thành một doanh nghiệp có mặt hàng hoàn chỉnh. 
  • Bổ sung thêm những mặt hàng khác nhau cho từng sản phẩm nhằm tăng chiều sâu danh mục.
  • Giữ tính đồng nhất để xây dựng uy tín vững chắc trong một lĩnh vực kinh doanh.

Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm thêm các giải pháp Marketing thành công, hãy liên hệ ngay với SEFA Media – Chuyên gia tư vấn Chiến lược Thương hiệu và Marketing tổng thể để được tư vấn miễn phí.

Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua: 

Hotline: 0985 196 239 

Email: contact@sefamedia.vn

Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn

Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội