Áp dụng quy trình Design Thinking tiêu chuẩn trong kinh doanh

MỤC LỤC

Để đối mặt với những biến động liên tục của thị trường, Design Thinking đã được nhiều doanh nghiệp ứng dụng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh. Đây là một phương pháp phương pháp tiếp cận người dùng mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ mới và tạo ra những giải pháp mà trước đó chưa từng thực hiện. Hãy cùng SEFA Media tìm hiểu xem các doanh nghiệp đang ứng dụng quy trình này như thế nào để vận hành chiến lược kinh doanh nhé.  

Design Thinking là gì? Vì sao doanh nghiệp nên ứng dụng mô hình Design Thinking?

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã đưa mô hình Design Thinking vào vận hành và cải tiến quy trình phát triển sản phẩm chuẩn. Xét trong khía cạnh vận hành doanh nghiệp, Design Thinking chính là phương pháp tư duy thiết kế mang tính sáng tạo cao, được sử dụng để giải quyết vấn đề dựa trên tư duy hình ảnh. Điều này cho phép các nhà kinh doanh sử dụng các phương thức kiểm tra, giám định để triển khai kế hoạch chiến lược sản phẩm hiệu quả nhất.

Đặc biệt, mô hình Design Thinking không chỉ giúp doanh nghiệp tập trung vào việc tạo ra một sản phẩm/ dịch vụ mà họ nghĩ rằng người dùng cần. Khi ứng dụng quy trình Design Thinking, người thực hiện sẽ thực sự thấu hiểu rõ Insights khách hàng, vấn đề và “nỗi đau” mà họ đang gặp phải và cách người dùng tương tác với môi trường xung quanh.

Không chỉ vậy, các phương pháp, công cụ và kỹ thuật trong Design Thinking đều khuyến khích tư duy sáng tạo, sự thử nghiệm và học hỏi liên tục, giúp thúc đẩy sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Để ứng dụng Design Thinking hiệu quả, đội ngũ nhân sự phải thực sự có sự mở lòng, kiên nhẫn và sẵn lòng chấp nhận rủi ro để tạo ra những giải pháp mới đột phá hơn. Do đó, Design Thinking không chỉ áp dụng trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm mà còn trong các lĩnh vực như kinh doanh, giáo dục, y tế, công nghệ thông tin và nhiều lĩnh vực khác.

Ứng dụng quy trình Design Thinking với 05 bước thực thi tinh gọn

Trên thực tế, Design Thinking không đơn thuần là một quy trình làm việc, mà là  hệ thống tư duy giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp thực thi hiệu quả hơn. Bằng cách đặt con người vào trung tâm quá trình sáng tạo, mô hình Design Thinking là nền tảng để nhân sự tạo ra những sản phẩm/ dịch vụ và giải pháp thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế của người dùng. 

Empathize (Đồng cảm)

Đây có thể coi là những “viên gạch” đầu tiên giúp nhân sự xây dựng nền tảng vững chắc nhằm phát triển các ý tưởng, đề xuất cải tiến sáng tạo. Trong thị trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, nếu sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp ra mắt thị trường nhưng chưa thực sự phù hợp với nhu cầu khách hàng – việc bị đào thải là điều tất yếu. Do đó, yếu tố đồng cảm trong quy trình Design Thinking sẽ giúp nhân sự chú trọng vào việc tìm hiểu sâu về Insights cũng như các vấn đề cần giải quyết của người dùng cuối. 

Ở bước này, doanh nghiệp có thể triển khai các hành động như nghiên cứu thị trường, phỏng vấn người dùng và quan sát người dùng trong tình huống thực tế để hiểu rõ các thách thức và cơ hội phát triển giàu tiềm năng. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định những “nỗi đau” và khó khăn mà khách hàng đang gặp phải, khách hàng đang mong muốn thay đổi điều gì để đưa ra những giải pháp cải tiến hiệu quả nhất.

Define (Xác định vấn đề)

Căn cứ vào các dữ liệu khách hàng đã phân tích, doanh nghiệp cần thực hiện bước tiếp theo trong quy trình Design Thinking: Xác định và phân tích vấn đề. Điều này giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng cho quá trình sáng tạo và tập trung vào mục tiêu cụ thể mà đội ngũ nhân sự muốn đạt được. 

Trong giai đoạn này, tất cả các vấn đề cần được giải quyết và kiểm soát bằng hệ thống sơ đồ hóa. Việc hệ thống và sơ đồ hóa dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp hình dung, kiểm soát và giải quyết vấn đề một cách khoa học hơn. Một trong những công cụ hỗ trợ được các doanh nghiệp thường xuyên ứng dụng là Fishbone Diagram – sơ đồ xương cá. Đây là một biến thể của Mindmap rất hữu ích trong giải quyết vấn đề, giúp doanh nghiệp đi đúng hướng tránh được sự nhầm lẫn trong cả quá trình.

Ideate (Đề xuất ý tưởng)

Sau khi xác định rõ các vấn đề cần giải quyết, đội ngũ nhân sự cần họp lại để đưa ra các ý tưởng đề xuất mới nhằm tối ưu hiệu quả thực thi công việc . Đây chính là giai đoạn mà người quản lý và đội ngũ nhân sự vận dụng kĩ năng Brainstorming một cách mạnh mẽ nhất trong 05 bước của quy trình Design Thinking. 

Trong quá trình đề xuất, đội ngũ sáng tạo cần tập trung vào việc đưa ra nhiều ý tưởng khác nhau và không kiểm duyệt, đánh giá các ý tưởng ngay từ đầu. Thông qua việc hợp tác và sáng tạo, đội ngũ nhân sự sẽ tìm ra các giải pháp đột phá và hiệu quả nhất cho các vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp nên đảm bảo các yếu tố sau để quá trình đề xuất ý tưởng đạt hiệu quả cao nhất: 

  • Toàn bộ nhân sự tham gia đề xuất, xây dựng ý tưởng phải nắm chắc các thông tin cốt lõi từ mô hình đã xây dựng. 
  • Góp ý trên tinh thần công bằng, văn minh, không quy chụp phán xét bất kỳ cá nhân hay ý kiến nào.
  • Thể hiện mọi ý tưởng trong đầu ra giấy.
  • Tiến hành thảo luận tự do để chọn ra những ý tưởng tối ưu. 

Prototype (Xây dựng nguyên mẫu)

Sau khi đã có các ý tưởng, doanh nghiệp có thể tiến hành xây dựng nguyên mẫu (Prototype) để thử nghiệm và kiểm tra tính khả thi của từng giải pháp. Nguyên mẫu có thể là một sản phẩm vật lý, một ứng dụng, một giao diện hoặc bất cứ thứ gì có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách giải quyết vấn đề. Từ đó, đội ngũ nhân sự sẽ xác định rõ các điểm hạn chế mà sản phẩm/ dịch vụ vẫn còn tồn tại để đề xuất những ý tưởng cải tiến hữu hiệu hơn. Đây cũng chính là giải pháp đột phá giúp doanh nghiệp xử lý triệt để các vấn đề tồn đọng và hoàn thiện quy trình thực thi một cách nhanh nhất.

Test (Thử nghiệm)

Đây cũng chính bước cuối cùng trong quy trình Design Thinking tại doanh nghiệp. Sau khi thực hiện toàn bộ 04 bước trên, thử nghiệm chính là bước giúp doanh nghiệp nhận định rõ ràng nhất về hiệu quả thực tế của sản phẩm/ dịch vụ sắp ra mắt thị trường. Dựa vào phản hồi và dữ liệu thu thập được từ khách hàng, doanh nghiệp sẽ cải tiến và điều chỉnh nguyên mẫu để tối ưu hóa giải pháp trước khi triển khai.

Có thể nói, quy trình Design Thinking với 05 bước tinh gọn đã tạo nên sự liên kết sâu sắc giữa người dùng và doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể tìm ra những giải pháp đột phá nhất nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của người dùng cuối.

Nếu doanh nghiệp tìm kiếm Chiến lược phát triển doanh nghiệp với mô hình Design Thinking hiệu quả, hãy liên hệ ngay với SEFA Media – Chuyên gia tư vấn Chiến lược Thương hiệu và Marketing tổng thể. Chúng tôi sẽ đồng hành phát triển bản Chiến lược thực thi khoa học, phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp 

Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua: 

Hotline: 0985 196 239 

Email: contact@sefamedia.vn

Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn

Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội