07 xu hướng xây dựng Chiến lược thương hiệu năm 2023

MỤC LỤC

Xây dựng Chiến lược thương hiệu là một trong những bước cơ bản và nhiều thách thức nhất đối với các doanh nghiệp trong quá trình lên kế hoạch Marketing. Chiến lược thương hiệu không chỉ đòi hỏi phù hợp nhất với doanh nghiệp, giá trị nhất với khách hàng mà còn phải nắm bắt kịp thời các xu hướng công nghệ tiên tiến và tối ưu nhất. 

Chiến lược thương hiệu là gì? Nắm trọn 07 xu hướng xây dựng Chiến lược thương hiệu năm 2023?

Chiến lược thương hiệu là gì?

Chiến lược thương hiệu (Brand Strategy) là một kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp với những mục tiêu cụ thể gắn với tầm nhìn dài hạn. 

Nó liên quan đến việc xác định đề xuất giá trị duy nhất của thương hiệu, đối tượng mục tiêu, thông điệp thương hiệu, bản sắc thương hiệu cũng như các kênh và chiến thuật để giao tiếp và tương tác với khán giả. 

Chiến lược thương hiệu là một quá trình liên tục đòi hỏi phải được theo dõi và điều chỉnh liên tục dựa trên những thay đổi của thị trường, phản hồi của khách hàng và hiệu quả kinh doanh. Bằng cách đầu tư vào một chiến lược thương hiệu mạnh, các công ty có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và tăng cơ hội thành công lâu dài trên thị trường.

Vì sao doanh nghiệp phải xây dựng Chiến lược thương hiệu?

  • Xác định giá trị cốt lõi và định hướng của thương hiệu

Hệ thống giá trị cốt lõi (Core Value) là những giá trị cơ bản, trọng tâm và xuyên suốt mà thương hiệu đó đại diện và mang đến cho khách hàng. Doanh nghiệp không thể phát triển nếu không xác định rõ ràng con đường đi đến mục tiêu kinh doanh của mình.

Không củng cố chiến lược thương hiệu thì doanh nghiệp cũng khó có thể tồn tại lâu dài trong tâm trí khách hàng cũng như trên thị trường.

  • Hoàn thành đúng các nhiệm vụ để đạt được định hướng

Từ việc xác định định hướng kinh doanh và xác định cơ hội của doanh nghiệp mình trên thị trường, doanh nghiệp cần xác định thông qua quá trình phân tích và nhận biết những biến đổi của thị trường. Từ đó, dự liệu các hướng đi, các chiến lược và đối thủ có thể để ý tới và khai thác. Tìm hướng đi đúng đắn, phù hợp, sáng tạo, tạo ra cơ hội đặc biệt cho doanh nghiệp của mình. Những cơ hội hấp dẫn với doanh nghiệp của bạn cần phải đáp ứng một số yếu tố như: ước lượng độ phù hợp đối với các chiến lược Marketing, tính khả thi và nguồn lực của doanh nghiệp.

  • Tăng tính cạnh tranh, làm chủ thị trường

Trong các chiến lược kinh doanh luôn có kế hoạch xây dựng sự khác biệt cho thương hiệu. Muốn có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường yêu cầu doanh nghiệp dám sáng tạo, dám khác biệt và nổi bật. Chiến lược thương hiệu đảm bảo thương hiệu là duy nhất, khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

  • Tạo dựng niềm tin, xây tệp khách hàng trung thành

Chiến lược thương hiệu được xây dựng mạnh sẽ tạo những liên tưởng tích cực về thương hiệu và kết nối cảm xúc với khách hàng. Điều này giúp cho việc cân nhắc và lựa chọn sản phẩm của khách hàng dễ dàng hơn. Thay vì phải cân nhắc các đặc điểm lý tính thông thường, khách hàng có thể dựa vào các lợi ích cảm tính mà sản phẩm đem lại, hoặc những giá trị và niềm tin mà thương hiệu có cùng với mình. Ngoài ra, một thương hiệu mạnh sẽ có độ tin cậy cao, điều này khiến cho các đối tác cam kết lâu dài bởi người ta thường muốn làm việc với những người mà họ hiểu rõ.

07 xu hướng xây dựng Chiến lược thương hiệu năm 2023?

Xu hướng Xây dựng thương hiệu có giá trị

Khi người tiêu dùng được thăm dò ý kiến về thông điệp mà họ muốn nhận được từ các thương hiệu yêu thích, kết quả cho thấy: 47% cho biết họ sẽ thích những thông điệp mang tính thúc đẩy động lực và chỉ theo sau ý kiến mong muốn được giải trí của khách hàng (đạt 57%). 

Ngoài ra, khách hàng cũng mong đợi các thương hiệu có những hành động ý nghĩa trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như bất bình đẳng và nghèo đói với 36%. Đồng thời, 24% người tiêu dùng thích các thương hiệu không liên quan đến vấn đề chính trị. 

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các thương hiệu có mục đích rõ ràng và các giá trị phù hợp với chính họ. Các thương hiệu có thể nói rõ và thể hiện mục đích của họ một cách chân thực và có ý nghĩa có thể xây dựng các kết nối cảm xúc mạnh mẽ với khách hàng.

Ngoài ra, theo nghiên cứu của Certus cho biết rằng:

  • 70% người tiêu dùng muốn biết các thương hiệu mà họ hỗ trợ đang làm gì để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.
  • 46% người tiêu dùng rất chú ý đến các nỗ lực trách nhiệm xã hội của thương hiệu khi họ mua một sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • 77% người tiêu dùng sẽ sẵn sàng kinh doanh với công ty hơn nếu họ thể hiện cam kết giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường

Vì thế, hãy chú ý đến giá trị cốt lõi trong Chiến lược xây dựng của mình, có giá trị với người dùng và có trách nhiệm với xã hội!

Xây dựng Mạng xã hội mạnh – chưa bao giờ là “lỗi mốt”

Phương tiện truyền thông xã hội tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược thương hiệu, với các thương hiệu sử dụng nền tảng để tương tác với khách hàng, xây dựng mối quan hệ và quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ.

Các nền tảng Mạng xã hội vẫn là nơi cho phép tương tác qua lại giữa thương hiệu và người tiêu dùng tốt nhất. Do đó, nếu trước đây doanh nghiệp của bạn chỉ chú ý đến bán hàng, quảng cáo qua mạng xã hội, thì đã đến lúc phải bắt tay vào xây thương hiệu. Các nền tảng (platform) được thương hiệu sử dụng nhiều nhất bao gồm: Facebook, Instagram, Pinterest, Youtube, LinkedIn, Twitter, Behance… Không nhất thiết phải có đầy đủ các nền tảng trên mà tùy theo chiến lược thương hiệu sẽ có nhu cầu sử dụng nền tảng khác nhau.

Chú ý đến Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Theo một nghiên cứu, 44% khách hàng có khả năng trung thành với doanh nghiệp nếu họ nhận được dịch vụ khách hàng tốt. Trong khí đó, có tới 49%, khách hàng họ mua sản phẩm mà trước đó họ không có ý định mua chỉ vì được trải nghiệm một dịch vụ khách hàng tốt bởi tính cá nhân hóa.

Cá nhân hóa là việc dựa trên sự tương tác, hành động của khách hàng mà doanh nghiệp đã thu thập được nhằm điều chỉnh, thay đổi sản phẩm, dịch vụ hoặc chiến lược tiếp cận, quảng bá khác phù hợp hơn. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng. 

Khách hàng ngày càng chú ý đến sự khác biệt và giá trị của bản thân, nên năm 2023 là năm các thương hiệu nên sử dụng dữ liệu và công nghệ để mang lại trải nghiệm và thông điệp được cá nhân hóa cho người tiêu dùng, điều chỉnh cách tiếp cận cho phù hợp với sở thích và hành vi của từng cá nhân.

“Cơn sốt” sáng tạo nội dung Video ngắn

72% người tiêu dùng có xu hướng thông qua video (hơn là text) để tìm hiểu về một sản phẩm/dịch vụ mới. Video giúp truyền tải thông điệp hoặc tính năng của sản phẩm/dịch vụ một cách sinh động, trực tiếp hơn.

54% người tiêu dùng mong muốn thấy được nội dung video của thương hiệu. Khi người tiêu dùng quan tâm đến một thương hiệu cụ thể thì hơn một nửa trong số họ sẽ mong đợi  những nội dung video thú vị liên quan đến thương hiệu ấy. So với quảng cáo dạng tĩnh như text ads, image ads… thì video ads sẽ có thể nhanh chóng khơi dậy sự quan tâm của người tiêu dùng hơn.

Không chỉ để phục vụ cho mục đích quảng cáo, các thương hiệu có thể tận dụng các nền tảng video ngắn để tăng cường giao tiếp với người tiêu dùng một cách sinh động, nhanh chóng và hiệu quả trong việc xây dựng hình ảnh / mức độ nhận biết thương hiệu.

Influencer Marketing có tiềm năng phát triển

Influencer Marketing – Marketing có sử dụng người có tầm ảnh hưởng, đã có sự tăng trưởng đáng kể vào năm 2020 và 2021. Các chuyên gia tin rằng mức tăng trưởng này sẽ còn tăng hơn nữa vào năm 2023. 

Xu hướng này đang phát triển bởi những người có tầm ảnh hưởng là “bậc thầy” về các lĩnh vực và nền tảng mà họ hoạt động với lượng khán giả quan tâm lớn và theo dõi nhiệt tình vào nội dung của họ. Do đó, các công ty có thể tận dụng chiến lược này để nâng cao nhận thức về thương hiệu và có được nhiều khách hàng hơn từ khán giả của các influencer khi họ hợp tác với thương hiệu.

Theo Hubspot, 34% các chuyên gia marketing toàn cầu nói rằng vào năm 2023, họ sẽ đầu tư nhiều tiền hơn vào Influencer Marketing và đặt đây là chiến lược ưu tiên hàng đầu. Điều này có nghĩa là chi tiêu nhiều hơn vào marketing thông qua các video ngắn và thiết kế web di động. Ngoài ra, 57% nhà tiếp thị sử dụng Influencer Marketing nói rằng đây là chiến lược tốt, 11% nói rằng đây là lợi tức đầu tư tối đa và 46% dự định tăng đầu tư vào năm 2023.

Sử dụng Hashtags trong nội dung Chiến lược thương hiệu

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Later, sử dụng thẻ bắt đầu bằng # trong bài đăng của bạn có thể tăng khả năng tiếp cận của bạn lên đến 11% cho mỗi bài đăng.

Việc sử dụng các thẻ bắt đầu bằng Hashtags chính thức có chứa thương hiệu hoặc tên sản phẩm của bạn có thể cho phép bạn theo dõi tình cảm và nhận thức của người tiêu dùng về doanh nghiệp của bạn đồng thời cải thiện khả năng nhận diện thương hiệu.

Sau khi bạn đã tạo một thẻ bắt đầu bằng Hashtags duy nhất được liên kết rõ ràng với doanh nghiệp của bạn và dễ nhận ra, hãy bắt đầu sử dụng thẻ này một cách nhất quán trong các bài đăng của bạn.

Quảng cáo nó bằng cách đưa nó vào chiến lược marketing và trên trang web của bạn. Khuyến khích những người theo dõi bạn sử dụng thẻ bắt đầu bằng Hashtags chính thức khi nói về thương hiệu của bạn hoặc chia sẻ nội dung của họ khi sử dụng sản phẩm của bạn.

Không bỏ lỡ SEO để thu hút lưu lượng truy cập tìm kiếm

Đối với một thương hiệu việc đảm bảo nội dung và các trang web của mình, đặc biệt là trên Google, càng dễ khám phá càng tốt là một yêu cầu bắt buộc. Chiến thuật về SEO này sẽ mang lại cả lợi nhuận từ lưu lượng truy cập ngắn hạn và dài hạn. Mặc dù SEO tuy không phải là mới, nhưng hình thức này đang trở nên thiết yếu hơn trong các chiến lược marketing ngày nay.

Đây được coi là xu hướng marketing được nhiều công ty thường sử dụng. Trong số đó, khảo sát với những công ty đang sử dụng SEO như một chiến lược marketing chủ chốt ở thời điểm hiện tại, 84% công ty sẽ tiếp tục đầu tư nhiều hơn hoặc tương đương vào năm 2023, trong khi còn lại gọi đây là một chiến lược hiệu quả, đáng để đầu tư. 

Tất cả các cơ hội tối ưu hóa tìm kiếm phát triển đồng nghĩa với nhu cầu và sự quan tâm đến các chiến lược SEO ngày càng tăng. Các thương hiệu hiện đều đang đầu tư vào các chuyên gia SEO, những người có thể giúp họ mọi thứ về chiến lược, bao gồm các phương pháp tối ưu hóa đa phương tiện và báo cáo những tìm kiếm về thông tin khách hàng.

Kết luận

Bước sang năm 2023 đầy biến động, doanh nghiệp đứng trước nhiều thách thức nhưng cũng  không thiếu cơ hội để xây dựng Chiến lược thương hiệu giá trị. Thực tế, doanh nghiệp không thể đầu tư vào tất cả các chiến lược trên, nhưng ít nhất cần lựa chọn sự kết hợp tối ưu của các xu hướng này để áp dụng vào thương hiệu của mình. 

SEFA Media hi vọng qua bài viết này, bạn có thể tiếp cận được 07 xu hướng xây dựng Chiến lược thương hiệu năm 2023 và áp dụng chúng phù hợp với doanh nghiệp của bạn. SEFA Media tự hào với 6+ năm kinh nghiệm với Dịch vụ Tư vấn Chiến lược thương hiệu và triển khai hoạt động Marketing hàng đầu thị trường. Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp khó trong việc xây dựng Chiến lược thương hiệu mạnh, hãy liên hệ với các chuyên gia thương hiệu tại SEFA Media để nhận được để nhận dịch vụ tư vấn bài bản nhất.

Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 0985 196 239

Email: Contact@test.sefamedia.vn

Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn

Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội