Vai trò của chiến lược thương hiệu đối với doanh nghiệp

MỤC LỤC

Chiến lược thương hiệu là tập hợp các kế hoạch, giải pháp, hướng dẫn cho sự phát triển lâu dài của một thương hiệu. Xây dựng chiến lược nhằm mục đích xây dựng thương hiệu thành công. Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp không thể không áp dụng các chiến lược phát triển phù hợp được. Vậy vai trò của chiến lược thương hiệu là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn trong bài viết dưới đây!

Rủi ro khi không hiểu rõ vai trò của chiến lược thương hiệu

Chủ doanh nghiệp cho rằng mình đã đầu tư làm thương hiệu nhưng không nhận được “trái ngọt”, có thật sự là như vậy? Trong quá trình chúng tôi tiếp xúc với KH, chúng tôi nhận thấy nhiều chủ doanh nghiệp khá “nóng vội” trong quá trình xây dựng thương hiệu. Một số người cho rằng xây dựng thương hiệu là thiết kế logo, một số người cho rằng xây dựng thương hiệu cứ chạy quảng cáo là đủ. Đáng buồn thay, những yếu tố đó chỉ là những bước rất nhỏ trong một chiến lược thương hiệu tổng thể của doanh nghiệp. Và việc thiếu cái nhìn tổng quan về chiến lược, các doanh nghiệp có thể đã đi sai ngay từ những bước chân đầu tiên. Ví dụ doanh nghiệp muốn nhắm đến tập khách hàng thích an nhiên, thích tìm vào bên trong nhưng bản thân thương hiệu lại thích sử dụng những hình ảnh bóng bẩy, màu mè. Chính sự thiếu-liên-kết này sẽ là nguồn rủi ro lớn tác động xấu đến cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu, và chắc chắn bạn không thể thắng.

Trong hoàn cảnh người tiêu dùng đang bị nhiễu loạn thông tin và sản phẩm như hiện nay, các doanh nghiệp cần có một nhận định rõ nét và chắc chắn hơn về vai trò của chiến lược thương hiệu. Top of mind trong tâm trí khách hàng giống như một chiến trường căng thẳng mà ở đó, các thương hiệu giành giật để có được một chỗ đứng nhất định, kích thích nhu cầu của khách hàng. Vậy, các doanh nghiệp muốn marketing tốt, muốn quảng bá hình ảnh thành công thì việc áp dụng chiến lược phù hợp là rất cần thiết.

Vai trò của chiến lược thương hiệu đối với nhận diện sản phẩm

Thương hiệu không chỉ là một cái tên, một thiết kế logo hay màu sắc đặc trưng; thương hiệu là tập hợp những cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ với đầy đủ các khía cạnh lý tính và cảm tính.

Nếu xem xét thương hiệu như một con người. Mỗi người đều có một cá tính, một ngoại hình, một phong cách ăn mặc, cách giao tiếp riêng, họ mang đến những giá trị riêng, họ có những mối quan hệ và những câu chuyện của riêng họ. Chính những điều này đã xác lập chúng ta là ai và với thương hiệu doanh nghiệp cũng như vậy.

Lấy ví dụ về một thương hiệu toàn cầu rất nổi tiếng là coca cola, khoảng 94% dân số nhận biết được logo đỏ trắng của coca, bên cạnh đó mọi người còn được truyền cảm hứng lạc quan, tinh thần vui vẻ với coca.

Tăng khả năng cạnh tranh với chiến lược hiệu quả

Trở thành “Lovemark” – thương hiệu được yêu thích, là mục tiêu tối cao của mỗi thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu giúp bạn khác biệt hóa sản phẩm của doanh nghiệp, đó lý do người tiêu dùng bước vào siêu thị nhặt sản phẩm của bạn thay vì của rất nhiều đối thủ khác bên cạnh. Khách hàng trung thành và gắn bó với thương hiệu, chứ không phải sản phẩm

Thương hiệu càng có giá trị thì lợi thế cạnh tranh càng cao và mang tính bền vững lâu dài. Vì vậy, xây dựng chiến lược phát triển giá trị thương hiệu là nhiệm vụ quan trọng để doanh nghiệp tồn tại trên đường đua dài. Bởi, khi đã xây dựng thương hiệu thành công đồng nghĩa thương hiệu đã có số lượng lớn khách hàng trung thành nhất định và yêu mến thương hiệu. 

Vai trò của thương hiệu nào có đông đảo người tiêu dùng tin yêu và khách hàng trung thành nhất định thương hiệu đó đã có “vị thế” hơn hẳn so với những đối thủ khác. Tuy nhiên, để có được sự tín nhiệm và lòng trung thành của người tiêu dùng thì doanh nghiệp phải có sự đầu tư nghiêm túc vào quá trình xây dựng thương hiệu. 

Vai trò của chiến lược thương hiệu trong việc thu hút nhân tài 

Một thương hiệu mạnh khiến cho những người trẻ tài năng phải khao khát gia nhập vào đội ngũ của họ. Google là một minh chứng tuyệt vời cho điều này, họ đăng tải công khai những gì họ cung cấp cho nhân viên từ những buffet 3 bữa 1 ngày, không gian làm việc và giải trí độc đáo cho đến những đồng nghiệp cực tài năng. Khẩu hiệu tuyển dụng của Google là “Làm những điều thú vị”.

Các lưu ý khi xây dựng chiến lược thương hiệu

Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn doanh nghiệp

Sứ mệnh thương hiệu chính là mục đích mà doanh nghiệp của bạn muốn tồn tại, là cơ sở để xây dựng chiến lược truyền thông. Một ví dụ điển hình trong việc xây dựng sứ mệnh thương hiệu hoàn hảo là Nike. “Mang lại cảm hứng và sự đổi mới cho tất cả các vận động viên trên thế giới” là sứ mệnh mà thương hiệu này muốn đạt tới, tagline nổi tiếng thế giới của Nike đã phần nào khẳng định điều này – “Just do it”.

Tầm nhìn thương hiệu là khát vọng, là định hướng cho thương hiệu trong tương lai, có thể là tương lai dài hạn 10 – 20 năm. Tầm nhìn thương hiệu giúp khách hàng của bạn mường tượng ra hình ảnh của doanh nghiệp và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp của bạn mang lại cho họ.

Sở dĩ xây dựng tầm nhìn thương hiệu là một trong 7 bước của quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu bởi lẽ nó có vai trò như một thấu kính hội tụ những điểm tiêu biểu, nổi bật nhất trong doanh nghiệp của bạn. Tầm nhìn thương hiệu định hướng những công việc nên làm và không nên làm để có thể phát triển doanh nghiệp lớn mạnh trong tương lai. Tầm nhìn thương hiệu của bạn phải đáp ứng 3 yêu cầu: Tính nhất quán của thương hiệu, mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển; Nhất quán trong việc lãnh đạọ; Động viên, khích lệ tinh thần của toàn thể nhân viên và quản lý doanh nghiệp.

Tích hợp thương hiệu trên mọi mặt của doanh nghiệp

Thương hiệu của bạn phải được thể hiện, phản chiếu trong bất cứ thứ gì khách hàng thấy. Hình ảnh, tính cách thương hiệu của bạn không chỉ thể hiện bằng hình vẽ, logo, biểu tượng,… mà nó còn được thể hiện qua những thứ vô cùng đơn giản như: trang phục nhân viên, môi trường doanh nghiệp, cách bạn giao tiếp với khách hàng của mình,…

Luôn giữ tính thống nhất cho thương hiệu

Sẽ chẳng ai đánh giá thương hiệu của bạn là chuyên nghiệp nếu bạn cứ liên tục thay đổi thương hiệu của mình. Hãy chắc chắn rằng thương hiệu của bạn luôn thống nhất từ đầu đến cuối, để khách hàng có thể dễ dàng thấy và cảm nhận được.

Một điều lưu ý: Tính thống nhất trong thương hiệu không phải bắt buộc thương hiệu của bạn phải giữ nguyên hình ảnh như khi mới ra đời. Bạn hoàn toàn có thể tái thiết kế thương hiệu nhưng tính nhận diện của nó trong mắt khách hàng không hề mất đi.

Ai là người xây dựng chiến lược thương hiệu cho công ty?

Khi các doanh nghiệp lớn mạnh và phân nhánh phát triển thêm các thương hiệu con thì cũng là lúc Brand Management chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong việc xây dựng thương hiệu. Brand Manager cần có khả năng kiểm soát tốt từng thương hiệu con đã phân nhánh và ngược lại, tạo ra mối liên kết bền vững giữa người tiêu dùng với sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi những thương hiệu con. Đảm bảo sao cho mỗi thương hiệu con không tạo ra những tác động tiêu cực đến các thương hiệu đồng cấp hoặc thương hiệu chủ lực, đồng thời doanh thu và năng lực sản xuất của các nhãn hiệu đơn lẻ cũng không làm giảm sút vị thế thị trường của những nhãn hiệu sẵn có. Nhưng chỉ Brand Manager là chưa đủ, những nhà đồng sáng lập doanh nghiệp và thương hiệu cũng cần phải tham gia vào quá trình này để quản trị thương hiệu bằng chính sự thấu hiểu và tâm huyết của bản thân ngay từ những buổi đầu hoạt động.

Có thể, chủ doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn vai trò của chiến lược thương hiệu qua bài viết trên. Tuy nhiên, để có được cái nhìn tổng quan và đúng đắn nhất về chiến lược thương hiệu tổng thể, các chủ doanh nghiệp vẫn nên nhận tư vấn từ những chuyên gia tư vấn thương hiệu giàu kinh nghiệm như SEFA Media. Với tâm nguyện đồng hành để xây dựng thế hệ thương hiệu đạt chuẩn mới, SEFA luôn nỗ lực không ngừng để đem đến những giá trị quan trọng nhất, góp phần kiến tạo sức mạnh, gia tăng năng lực cạnh tranh cho quý doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 0985 196 239

Email: Contact@test.sefamedia.vn

Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn

Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội