07 ý tưởng Chiến lược Marketing cho Thương mại điện tử năm 2023

MỤC LỤC

Thương mại điện tử hiện là một trong những ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất toàn cầu cũng như chiếm thị phần lớn của nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong hai năm vừa qua. Do đó, nhận biết và đón đầu xu hướng Chiến lược Marketing cho Thương mại điện tử năm 2023 là chìa khóa để doanh nghiệp áp dụng thực thi kinh doanh hiệu quả và thành công. Dưới đây các chuyên gia Marketing của SEFA Media sẽ đề xuất cho bạn 07 ý tưởng Chiến lược Marketing cho Thương mại điện tử năm 2023.

Ngành Thương mại điện tử tăng trưởng vượt bậc

Năm 2022, giá trị toàn cầu ước tính của thương mại điện tử bán lẻ có thể là 5 nghìn tỷ USD trở lên, theo Statista. Con số này dự kiến sẽ tiếp tục phát triển để tổng giá trị của thương mại điện tử có thể vượt hơn 6 nghìn tỷ USD vào năm 2024.

Trong khi đó, tổng giá trị thương mại điện tử năm 2020 đã vượt 10 nghìn tỷ USD. Các số liệu vào năm 2027 được ước tính vào khoảng 27 nghìn tỷ USD nếu tốc độ tăng trưởng hiện tại vẫn tiếp tục.

Theo Nasdaq, thế giới ngày càng tập trung vào thương mại điện tử. Điều này có nghĩa là đến năm 2040, tổng thương mại điện tử sẽ chiếm 95% giao dịch mua sắm toàn cầu.

Đáng ngạc nhiên là khoảng 46% tổng số doanh nghiệp nhỏ của Hoa Kỳ vẫn chưa có trang web, điều này cho thấy rằng đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ, thương mại kỹ thuật số và thương mại điện tử không phải là ưu tiên hàng đầu. Điều này có khả năng tạo ra lợi thế rất lớn cho một số doanh nghiệp nhỏ. 

Gợi ý 07 ý tưởng Marketing kinh doanh Thương hiệu điện tử năm 2023

Thương mại điện tử đã cách mạng hóa cách mọi người mua sắm, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và khả năng tiếp cận các sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới mà phương thức kinh doanh truyền thống khó có thể đáp ứng. Dưới đây là một số gợi ý chiến lược hàng đầu cho năm 2023:

Phát triển mua sắm trên thiết bị di động 

Thương mại di động (Mobile Commerce hay M-Commerce) là một mô hình kinh doanh cho phép các công ty và cá nhân phân phối hàng hoá và dịch vụ trực tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua các thiết bị không dây cầm tay như điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Tuy nhiên, đừng nghĩ Thương mại di động chỉ đơn giản là sử dụng điện thoại của bạn để mua hàng. Nó bao gồm bất kỳ hoạt động mua hàng nào (tương tác với quảng cáo trên thiết bị di động, nói chuyện với đại diện bán hàng, duyệt nhãn hiệu trên điện thoại thông minh, v.v.) được thực hiện trên trình duyệt hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động. Vì mua sắm trên thiết bị di động giao thoa với các tính năng thương mại điện tử thịnh hành khác như mua sắm phát trực tiếp, mua sắm thực tế tăng cường và mua hàng trong ứng dụng, nên chúng tôi dự đoán xu hướng này chắc chắn sẽ tăng trưởng vượt bậc vào năm 2023.

Giải pháp Thương mại điện tửu 2023: Phát triển mua sắm trên thiết bị di động 

Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022, 88% phương tiện truy cập Internet của người dân là điện thoại di động, trong khi tỷ lệ này năm 2021 chỉ đạt 57%. Bên cạnh đó, 91% phương tiện điện tử thường được sử dụng để đặt hàng trực tuyến là điện thoại di động.

Gợi ý cho bạn những ý tưởng để thực hiện chiến lược này:

– Xem xét các dịch vụ mua sắm trên thiết bị di động hiện tại của bạn và thử nghiệm các tính năng thương mại thịnh hành.

– Tối ưu menu điều hướng đơn giản hơn: Màn hình của thiết bị di động nhỏ hơn nhiều so với màn hình của máy tính. Do đó, bạn nên giữ menu điều hướng nhỏ gọn và thân thiện với người dùng nhất có thể.

– Cửa sổ bật lên phải thân thiện với thiết bị di động: Cửa sổ bật lên có thể rất hữu ích, nhưng chúng cũng có thể làm hỏng trải nghiệm trên thiết bị di động. Không gian màn hình là vô cùng quan trọng trên các thiết bị nhỏ hơn.

Chú ý đến tính cá nhân hoá

Đi cùng với xu hướng mua sắm hiện đại thì ở bất cứ ngành nào, khách hàng đang ngày càng mong đợi những trải nghiệm được cá nhân hóa hơn. Vì vậy, một trong những Chiến lược Marketing cho Thương mại điện tử năm nay là tận dụng cá nhân hóa mỗi khách hàng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tăng doanh thu. Chiến lược cá nhân hóa có thể bao gồm email được nhắm mục tiêu đến một phân khúc cụ thể, đề xuất sản phẩm, nội dung tùy chỉnh và định giá động.

Sự khác biệt hóa đã trở nên rất quan trọng và cũng rất khó để đạt được. Khách hàng ngày càng trở nên khắt khe hơn, thích các sản phẩm được cá nhân hóa hơn là các sản phẩm đại chúng. Trong những năm gần đây, các công ty lớn đã giới thiệu các sản phẩm cá nhân hóa rất thành công. Cá nhân hóa không chỉ giúp tăng doanh số bán hàng mà còn thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu và tạo ra sự độc đáo cho sản phẩm.

Người tiêu dùng B2C và B2B cũng đang tìm kiếm trải nghiệm thương mại điện tử tùy chỉnh và có nhiều khả năng vẫn trung thành với các thương hiệu bán lẻ mang lại trải nghiệm cá nhân hóa. Theo báo cáo State of Personalization 2022 (Trạng thái Cá nhân hóa 2022), gần một nửa (49%) người tiêu dùng cho biết họ có khả năng sẽ trở thành người mua lặp lại sau trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa với nhà bán lẻ.

Gợi ý cho bạn những ý tưởng để thực hiện chiến lược này:

– Mở rộng nỗ lực cá nhân hóa bằng cách đưa ra đề xuất sản phẩm và ưu đãi độc quyền.

– Cân nhắc cung cấp nhiều phương thức thanh toán hiện đại khác nhau, như ví điện tử, hoặc các dịch vụ mua ngay, trả sau. Nếu khách hàng có phương thức thanh toán ưa thích và phương thức đó không khả dụng, họ có thể dễ dàng từ bỏ trang web mà không hoàn tất giao dịch mua.

– Ưu tiên cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng trên các kênh truyền thông xã hội của bạn.

Chào đón thương mại bằng giọng nói

Thương mại bằng giọng nói là khả năng thực hiện mua hàng trực tuyến chỉ bằng giọng nói của bạn và một thiết bị thông minh tương thích như điện thoại di động, thiết bị rảnh tay hoặc trợ lý ảo.

Thương mại bằng giọng nói cho phép người dùng tìm kiếm một kết quả cụ thể bằng cách sử dụng khẩu lệnh và trong công cụ tìm kiếm cho phép tìm kiếm bằng giọng nói và cho ra kết quả. Một số ví dụ nổi tiếng nhất về công cụ tìm kiếm bằng giọng nói như là Siri của Apple, Alexa của Amazon, Cortana của Microsoft và Trợ lý Google.

Tìm kiếm bằng giọng nói tiếp tục phát triển vào năm 2022: gần 50% lượt tìm kiếm được thực hiện bằng giọng nói, mức tăng hàng năm gần 10%. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này có xu hướng tập trung vào các tìm kiếm cụ thể hoặc bộc phát như: “Qatar có bao nhiêu cư dân?”, “Alexa, thời tiết như thế nào?”, “Google, làm cách nào để đến Empire State?” và càng ít hơn đối với các tìm kiếm tập trung vào nghiên cứu hoặc mua một sản phẩm cụ thể.

Giải pháp Thương mại điện tửu 2023: Chào đón thương mại bằng giọng nói

Mặc dù tìm kiếm bằng giọng nói chưa thực sự bùng nổ khi nói đến mua sắm, nhưng nó vẫn tiếp tục phát triển và sẽ không lâu nữa nó sẽ chiếm lĩnh thế giới.

Gợi ý cho bạn những ý tưởng để thực hiện chiến lược này:

– Sử dụng từ khóa để mô tả sản phẩm của bạn, viết nội dung hấp dẫn, ngắn gọn và tối ưu.

– Tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói bằng cách sử dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm truyền thống và chiến lược ngữ nghĩa

– Tối ưu hóa mô tả sản phẩm/dịch vụ cho tìm kiếm bằng cách sử dụng cách nói tự nhiên như “ai”, “cái gì”, “ở đâu”, “tại sao”, “khi nào” và “như thế nào”.

> Xem thêm: Quy trình xây dựng Chiến lược marketing hiệu quả

Tính năng sử dụng video, video ngắn

The Google, 60% người mua hàng cho biết video trực tuyến đã mang đến cho họ ý tưởng hoặc nguồn cảm hứng để mua hàng. Gần 50% người nói rằng mối quan tâm lớn nhất khi mua sắm trực tuyến là các sản phẩm trông không giống mẫu khi họ nhận được. Video cho phép khách hàng tiềm năng xem sản phẩm từ mọi góc độ và thậm chí có thể đang được sử dụng, và điều này sẽ thuyết phục họ, thậm chí nhiều hơn, mua hàng trực tuyến.

Giống như các video giúp khách hàng của bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm, chúng cũng giúp bạn hiểu sâu hơn về hành trình khách hàng. Nó có thể cung cấp cho bạn góc nhìn độc đáo về tần suất xem một video hoặc thời lượng người mua sắm xem nội dung trước khi mua hàng.

Khi thương hiệu biết liên kết những thông tin chi tiết này với nền tảng thương mại điện tử, nó sẽ cho bạn thấy những lĩnh vực mà bạn có thể cải thiện hiệu suất của nội dung hoặc tối ưu hóa các trang sản phẩm của mình. Đặc biệt hơn, thương hiệu còn có thể biết mỗi video tăng doanh số bán hàng như thế nào và loại video nào thu hút nhiều sự chú ý nhất.

Gợi ý cho bạn những ý tưởng để thực hiện chiến lược này:

– Cung cấp thông tin sản phẩm bằng Video chân thực

– Với mỗi chủ đề truyền thông, tiếp cận khách hàng bằng nhiều phương thức, bao gồm cả Video

– Sử dụng Video ngắn, chỉ số tiếp cận sẽ vô cùng kinh ngạc!

Sự xuất hiện của Chatbots

Theo báo cáo nghiên cứu của HubSpot, 71% người sử dụng chatbot để giải quyết vấn đề của họ một cách nhanh chóng. 56% người thích viết tin nhắn hơn là gọi dịch vụ khách hàng và 53% người muốn mua sắm từ các doanh nghiệp mà họ có thể nhắn tin.

Chatbot trong thương mại điện tử được đánh giá là giàu tiềm năng phát triển, tạo ra lợi nhuận kinh doanh thực tế. 62% doanh nghiệp trên toàn thế giới đang có kế hoạch ứng dụng chatbot trên website và các kênh mạng xã hội. Nền tảng thương mại điện tử có yêu cầu cao về tốc độ và khả năng tương tác với khách hàng bất kể thời gian hay vị trí địa lý. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng này cần một giải pháp tự động hóa hội thoại như chatbot.

Không chỉ giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm và thu thập phản hồi, hiện chatbot đã còn có khả năng cung cấp thông tin cá nhân hóa. Dựa trên lịch sử tương tác, chatbot sẽ ghi nhớ thị hiếu, thói quen của khách hàng để gửi đến họ thông tin hay đề xuất phù hợp với nhu cầu của từng người. Bên cạnh đó, dữ liệu mà chatbot thu thập còn giúp doanh nghiệp xây dựng chân dung chi tiết về khách hàng và đưa ra các phương pháp tiếp cận hiệu quả hơn.

Gợi ý cho bạn những ý tưởng để thực hiện chiến lược này:

– Lựa chọn Chatbox thông minh, khả năng nhận biết nhanh nhạy như Chatbox AI

– Sử dụng các giải pháp chatbot có thể tích hợp trên đa kênh, nhằm cải thiện chất lượng tương tác với khách hàng ở mọi điểm chạm

– Xây dựng kịch bản Chatbox phù hợp, chi tiết nhất có thể.

Sự mở rộng thương mại xã hội

Mạng xã hội đang trở thành nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, cũng như mang đến trải nghiệm mua sắm dễ dàng và nhanh chóng.

Mỗi năm, phạm vi tiếp cận của phương tiện truyền thông xã hội ngày càng tăng. Hiện tại, 59% người dùng trên khắp thế giới đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội và chắc chắn vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới. Theo dự đoán, các nền tảng truyền thông xã hội sẽ tạo ra doanh thu ít nhất 2,5 nghìn tỷ vào năm 2026.

Các thương hiệu hầu như trước đây đều đã sử dụng mạng xã hội để tăng nhận thức và thu hút khách hàng mới. Trong những năm gần đây, thương mại điện tử đã bắt đầu tăng doanh số bán hàng bằng cách bán sản phẩm trực tiếp thông qua các kênh truyền thông xã hội. Điều này đã dẫn đến trường hợp, khách hàng đã hứng thú với sản phẩm của bạn khi được tiếp cận trên mạng xã hội, họ sẽ có xu hướng truy cập tiếp vào trang thương mại điện tử để đánh giá được nhiều thông tin hơn trước khi quyết định đặt mua.

Nếu doanh nghiệp thương mại điện tử của bạn chưa sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội cho thương mại xã hội, thì bây giờ là thời điểm hoàn hảo để bắt đầu! Đừng loại bỏ chúng khỏi chiến lược thương mại điện tử của bạn năm 2023.

Tôn vinh xu hướng tiêu dùng xanh

Trong thời kỳ đại dịch, mọi người trở nên nhạy cảm hơn với tác động môi trường trong các quyết định mua hàng của họ và các công ty đang ứng phó với điều này. Người tiêu dùng Gen Z không chỉ có ảnh hưởng lớn đến cha mẹ Gen X mà còn cả thế hệ ông bà của họ khi nói đến mua sắm bền vững.

Trong hai năm qua, sở thích mua các thương hiệu bền vững của Thế hệ X đã tăng gần 25% và mức độ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm bền vững của họ đã tăng 42%. Trên thực tế, người tiêu dùng thuộc mọi thế hệ – từ thế hệ bùng nổ dân số cho đến Thế hệ Z – giờ đây sẵn sàng chi nhiều hơn cho các sản phẩm bền vững.

Nói cách khác, bạn không còn chỉ đối phó với một thế hệ trẻ mới muốn có những sản phẩm thân thiện với môi trường, mà tất cả các thế hệ đã nhận thức rõ hơn về việc bảo vệ môi trường. Để xây dựng Chiến lược Marketing cho Thương mại điện tử của bạn thành công và hiệu quả, sớm hay muộn thì thương hiệu cũng phải có nghĩa vụ phải cân nhắc điều này. Nhưng đồng thời, đó là cơ hội để thương hiệu của bạn tự khẳng định mình là người khác biệt và hấp dẫn.

Gợi ý cho bạn những ý tưởng để thực hiện chiến lược này:

– Nói lên tiếng nói ủng hộ Mua sắm xanh của thương hiệu, cách bạn đang áp dụng các hoạt động kinh doanh bền vững

– Xem xét cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể thân thiện với môi trường hơn hoặc kinh doanh các những sản phẩm bền vững

– Lựa chọn phương thức đóng gói, bao bì không nhựa, nilon.

Bài viết trên là 07 ý tưởng Chiến lược Marketing cho Thương mại điện tử năm 2023 được nghiên cứu và nhận định bởi các chuyên gia Marketing tại SEFA Media. Hy vọng những lời khuyên này có thể giúp doanh nghiệp của bạn kinh doanh đột phá thành công với Thương mại điện tử. Liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn muốn tiếp tục nắm bắt các xu hướng mới và vận dụng vào doanh nghiệp của mình!

Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 0985 196 239

Email: Contact@test.sefamedia.vn

Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn

Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội