Chiến lược marketing hiệu quả là một trong những yếu tố chính tác động trực tiếp đến khả năng thu hút của sản phẩm đối với tệp khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp đang hiểu sai về bản chất của marketing và bản chất của chiến lược marketing. Trong bài viết dưới đây, SEFA Media sẽ làm rõ hơn các khái niệm cũng như quy trình để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, đem lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Chiến lược marketing là gì?
Để có thể hiểu rõ hơn về bản chất chiến lược marketing là gì? Bạn cần hiểu về khái niệm cơ bản về marketing là gì? Từ đó đi sâu phân tích nội dung chiến lược marketing.
Theo định nghĩa về marketing của Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”. Theo Wikipedia: “Marketing là một quá trình kinh doanh tạo mối quan hệ và làm hài lòng khách hàng. Tập trung vào khách hàng, một trong những thành phần hàng đầu của quản lý doanh nghiệp”.
Từ hai khái niệm này, ta có thể rút ra khái niệm cốt lõi của Marketing chính là làm hài lòng khách hàng. Marketing không phải chỉ là các hoạt động truyền thông, Marketing bao gồm tất cả các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện, kể từ lúc mà doanh nghiệp bắt đầu nghiên cứu vấn đề của khách hàng và xác định xem mình sẽ giải quyết vấn đề ấy như thế nào thông quan sản phẩm của mình.
Vậy chiến lược marketing là gì? Theo Philip Kotler: “Chiến lược marketing được hiểu là một hệ thống luận quan điểm logic, hợp lý làm căn cứ để chỉ đạo một tổ chức hay một đơn vị nhằm tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ marketing của mình có liên quan đến thị trường mục tiêu hệ thống marketing mix cũng như mức chi phí cho marketing”. Hay ở một phương diện khác, chiến lược marketing được xác định là những phương thức, những “cách” mà doanh nghiệp đưa ra để chinh phục được những khách hàng khó tính của mình.
Khái niệm chiến lược marketing mà chúng ta đang nói đến ở đây có thể được hiểu là một lộ trình tổng thể. Các chiến lược marketing chi tiết sẽ được trình cụ thể trong nội dung bên dưới.
Thế nào là chiến lược marketing hiệu quả?
Hiệu quả được thể hiện dựa trên hiệu suất và kết quả. Mọi doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra, nguồn lực của mỗi doanh nghiệp là có hạn, bất kì hoạt động nào cũng phải được tính toán triển khai dựa trên nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp, và trong khoảng thời gian mà doanh nghiệp “có thể chấp nhận được” hay nói cách khác là với tốc độ nhanh nhất.
Vậy một chiến lược marketing hiệu quả là một chiến lược mà doanh nghiệp lựa chọn để đưa ra những quyết định, hành động giúp đạt tối đa doanh thu nhưng trong khoảng thời gian ngắn nhất. Điểm mấu chốt của chiến lược có thể xuất phát từ một trong các yếu tố P trong marketing. Đó có thể là giá (Price), là sản phẩm (Product), là kênh phân phối (Place), là chương trình xúc tiến (Promotion),…
Vậy tiếp theo, ta sẽ cùng tìm hiểu hành trình để xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả.
Quy trình xây dựng chiến lược marketing hiệu quả
Chiến lược marketing của mỗi đơn vị kinh doanh đều được xem như bản kế hoạch marketing của đơn vị tác chiến. Nó được cụ thể hóa từ bảng kế hoạch cấp chuyên ngành, cấp vùng với một hoặc nhiều sản phẩm và những đối thủ cạnh tranh cụ thể. Quy trình xây dựng chiến lược marketing bao gồm các bước sau.
Bước 1: Xác định mục tiêu chiến lược
Thông thường, mục tiêu marketing có thể bao gồm một hoặc nhiều hơn các mục tiêu cụ thể như:
– Thương hiệu (định vị thương hiệu, độ nhận biết, cảm nhận về giá trị, mối quan hệ giữa thương hiệu-khách hàng…)
– Doanh số bán hàng.
– Vị trí trên thị trường (thị phần, mức độ thâm nhập thị trường..)
– Sản phẩm (phát triển dải sản phẩm)
Bước 2: Nghiên cứu, phân tích thị trường
– Phân tích, nghiên cứu khách hàng của mình.
– Phân tích, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình.
– Doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng các công cụ nghiên cứu marketing: Ansoff, Pestle, SWOT, Porter 5 Forces,…).
Bước 3: Xác định phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường được theo hành vi hoặc phân khúc theo nhu cầu
Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu
Sử dụng ma trận DPM (Directional Policy Matrix) để đánh giá các thị trường và chọn thị trường mục tiêu.
Bước 5: Xây dựng các chiến lược marketing
Chiến lược marketing sẽ được xây dựng từ rất nhiều chiến lược nhỏ. Ví dụ như:
– Chiến lược giá
– Chiến lược sản phẩm và dịch vụ
– Chiến lược thiết kế bao bì
– Chiến lược truyền thông
– Chiến lược sản xuất và cung cấp
– Chiến lược định hướng phát triển chuỗi giá trị.
– Chiến lược thương hiệu.
– Chiến lược giá trị khách hàng.
– Chiến lược kênh phân phối
– Chiến lược hậu cần kho vận
– Chiến lược kênh marketing
– Chiến lược tài nguyên
– Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
Tất cả các chiến lược đều cần được tính toán và triển khai bài bản, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ năng lực và nguồn lực để làm điều đó. Tùy vào từng ngành hàng, doanh nghiệp sẽ có thể lựa chọn đánh mạnh và tập trung vào chiến lược nào để dễ dàng “chạm” tới khách hàng của mình nhất hoặc có thể thỏa mãn những mục tiêu mà thương hiệu đã đề ra từ ban đầu.
Ví dụ, đối với sản phẩm là gốm sứ, là sản phẩm vật lý và cũng khá đặc thù, doanh nghiệp phải đưa ra được chiến lược kênh phân phối phù hợp nhất. Doanh nghiệp có thể chọn chiến kênh phân phối độc quyền để nâng cao hình ảnh của mình đối với khách hàng mục tiêu thay vì lựa chọn chiến lược kênh buôn sỉ để dễ dàng tạo ra đầu ra số lượng lớn mà không hiệu quả vì không thể quản lý được phương thức nhà bán buôn tiếp xúc với khách hàng. Từ chiến lược kênh phân phối, kết hợp với chiến lược xúc tiến bán, doanh nghiệp sẽ đưa ra được “cách đi” hợp lý và hiệu quả nhất.
Bước 6: Xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện
Sau khi doanh nghiệp đã xác định được các chiến lược tập trung của mình, ta sẽ bắt tay vào triển khai xây dựng kế hoạch với timeline cụ thể và phân chia nhiệm vụ rõ ràng. Các kế hoạch cần xây dựng có thể bao gồm một số kế hoạch như:
– Kế hoạch tổ chức sản xuất và cung cấp
– Kế hoạch tổ chức hỗ trợ kỹ thuật.
– Kế hoạch nuôi dưỡng nguồn tài nguyên.
– Kế hoạch dự trù bán hàng
– Kế hoạch tài chính
– Kế hoạch đặt hàng và giao hàng
– Kế hoạch quản trị quan hệ khách hàng
– Kế hoạch truyền thông marketing
– Kế hoạch tổ chức kênh
– Kế hoạch đầu tư vốn
– Chuẩn giá trị khách hàng
Đối với mỗi kế hoạch, doanh nghiệp cần giao trách nhiệm quản lý, theo dõi và đánh giá cho một nhân sự cụ thể để đảm bảo các hoạt động được triển khai rõ ràng và theo đúng mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Bước 7: Kế hoạch theo dõi, thực hiện từng giai đoạn
Xây dựng các quy chuẩn để đánh giá tiến độ, tiếp nhận phản hồi, rút ra bài học và tổ chức điều chỉnh, cải tiến thông qua:
– Chỉ tiêu phấn đấu
– Mục tiêu từng giai đoạn
– Điều tra phân tích phản hồi của khách hàng (về mức độ hài lòng…)
Phân tích một số chiến lược marketing hiệu quả và ấn tượng
Để hiểu rõ hơn về những kiến thức lý thuyết mà SEFA Media vừa trình bày nêu trên, chúng ta sẽ cùng đi phân tích một số chiến lược marketing từ các thương hiệu nổi tiếng và đã có sự xuất hiện ấn tượng trên thị trường.
Chiến lược marketing hiệu quả của Baemin
Là một app giao đồ ăn đến từ Hàn Quốc, Baemin cũng tự “sắm” cho mình một giao diện rất lạ, khác biệt và không kém phần ấn tượng so với tất cả các thương hiệu khác có mặt trên thị trường Việt Nam có mặt lúc bấy giờ như Grab hay Nowfood. Baemin đã xây dựng và phát triển nền tảng dựa trên trải nghiệm người dùng.
Văn hóa đặt đồ ăn bên ngoài đã rất phổ biến tại Hàn Quốc nhưng xu hướng này chỉ mới nổi bật tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Việt, Baemin đã không ngừng thay đổi mình. Do đến sau nên nhãn hàng không vội đánh chiếm trên quy mô lớn mà họ chỉ tập trung ở quy mô nhỏ để đảm bảo được thời gian giao hàng nhanh nhất.
Do vậy Baemin không trực tiếp tập trung vào nhu cầu đơn thuần là hôm nay ăn gì, dùng Voucher khuyến mãi hay miễn phí giao hàng,… Thay vào đó, họ sẽ chú trọng vào việc kết nối với khách hàng bằng cảm xúc, giúp bạn vừa ăn ngon lại thỏa mãn được tinh thần.
Không chỉ vậy, Baemin rất thông minh khi chọn đánh chiếm từng khu vực, hay còn gọi là chiến lược “địa lý hóa”.. Chiến lược Marketing của Baemin là đánh chiếm nhỏ lẻ từng cụm và dựa trên sở thích của khách hàng trên mỗi khu vực địa lý.
Theo đó, họ đã đặt ra mục tiêu là đứng nhất tại một quận còn hơn là đứng thứ hai hay thứ ba ở một thành phố. Đây còn bao gồm cả việc chinh phục người mua lẫn cả những người bán tại khu vực đó.
Chiến lược này còn được gọi là “Quán Ngon Quận Mình”, cùng thông điệp tập hợp các món ăn ngon trong quận và tập trung giao hàng nhanh chóng tại khu vực đó. Beamin đã chọn một số quận tại TPHCM để triển khai chiến dịch này và nhắm đến đối tượng văn phòng, các bạn trẻ yêu thích những trải nghiệm mới.
Chiến lược marketing hiệu quả của Biti’s Hunter
Hiện nay Biti’s là một Công ty hàng đầu của Việt Nam trong ngành sản xuất kinh doanh giày dép. Nhằm mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh đa ngành hàng của thương hiệu Biti’s trong thời kỳ hội nhập của thế kỷ 21. Công ty đã đẩy mạnh chức năng hoạt động xúc tiến đầu tư và liên doanh phát triển để triển khai các dự án đầu tư. Trước mắt, công ty tập trung nguồn lực đầu tư cho các dự án trung tâm thương mại thực hiện mô hình đa chức năng và xây dựng các chung cư ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Ngay từ khi ra mắt Biti’s Hunter, có thể thấy Biti’s đã rất khéo léo trong việc lựa chọn chiến lược Marketing hiệu quả.
Chiến lược Marketing về sản phẩm
Chiến lược Marketing về sản phẩm của Biti’s luôn đuổi kịp theo xu hướng thời trang, thăm dò thị hiếu của người tiêu dùng ở từng khu vực. Sau đó, sẽ cung cấp cho phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty. Biti’s thường xuyên cải tiến mẫu mã và cho ra đời những sản phẩm mới nhất, phù hợp với người tiêu dùng.
Hiểu được những mong đợi của khách hàng trẻ trong việc khẳng định bản thân, Biti’s không ngừng cho ra mắt các mẫu giày mới lạ, cá tính và mang chất riêng khi đưa các hình ảnh của Việt Nam thiết kế của mình. Một số sản phẩm mà Biti’s sản xuất bao gồm: Hunter, Sandal, Giày Thể Thao, Giày Chạy Bộ, Giày Đá Banh, Giày Tây, Dép.
Ngoài ra, những mẫu giày Biti’s Hunter X chất lượng cao, Biti’s Hunter Street với kiểu dáng đơn giản, dễ phối đồ, hay mới đây nhất là “Cảm hứng tự hào miền Trung”. – mẫu giày lấy cảm hứng từ miền Trung với nguồn gốc của hoa văn vải thổ cẩm. Tất cả các chiến dịch truyền thông của Biti’s Hunter cũng đều rất tập trung vào sản phẩm, mang hình ảnh sản phẩm tới với người tiêu dùng một cách đầy sáng tạo và vô cùng ấn tượng.
Chiến lược Marketing về giá
Biti’s sử dụng chiến lược giá “hớt váng” nghĩa là ban đầu Biti’s đặt giá tương đối cao cho những sản phẩm mới để khai thác nhu cầu một nhóm người có nguồn thu nhập cao và có thể nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, đạt được lợi nhuận ngay. Sau khi khai thác hết nhóm khách hàng này, Biti’s sẽ giảm dần giá xuống để khai thác những nhóm khách hàng có nguồn thu nhập thấp hơn.
Các sản phẩm của Biti’s đều có tem ghi rõ màu sắc, kích thước, chủng loại và cả giá của sản phẩm. Những sản phẩm giày dép mang nhãn hiệu Biti’s luôn được đẩy mạnh về uy tín, chất lượng và được người tiêu dùng cả trong và ngoài nước công nhận, tin dùng.
Chiến lược Marketing về hệ thống phân phối
Trong những năm gần đây, chiến lược Marketing của Biti’s về hệ thống phân phối là tiếp tục xây dựng thêm hệ thống chuỗi cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm giày dép từ người lớn đến trẻ em trải dài từ Bắc vào Nam với hơn 30 mẫu mỗi tháng được ra mắt thị trường. Và trong hàng năm, giày Biti’s cho ra đời hơn 20 triệu đôi với nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã.
Đó là thành công của một App giao đồ ăn đến từ Hàn Quốc, là thành công của thương hiệu giày “Nâng niu bàn chân Việt”. Một thương hiệu mới với thị trường Việt, một thương hiệu đã ở thị trường Việt từ rất lâu, nhưng họ đã lựa chọn những chiến lược rất thông minh để chiếm trọn tình yêu của khách hàng, Vậy còn Quý Doanh nghiệp thì sao? Các chủ doanh nghiệp đã lựa chọn được cho mình một chiến lược phù hợp nhất? Hãy liên hệ ngay với SEFA Media để được hỗ trợ, tư vấn và xây dựng chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp.
Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 0985 196 239
Email: Contact@test.sefamedia.vn
Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn