Xây dựng chiến lược Marketing – nghệ thuật chinh phục khách hàng

MỤC LỤC

Việc không xác lập rõ chiến lược sẽ khiến cho các doanh nghiệp bị mông lung trong quá trình triển khai hoạt động Marketing, điều này cũng gây ảnh hưởng đến định vị của thương hiệu hay tệ hơn nữa là ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để giúp doanh nghiệp xây dựng Chiến lược Marketing nhanh chóng và hiệu quả, bài viết dưới đây cung cấp đủ thông tin và kiến thức cần thiết cho quý doanh nghiệp.

Xây dựng Chiến lược Marketing là gì?

Bản chất của chiến lược là trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp đang làm gì và họ muốn đi đến đâu. Như một bức tranh toàn cảnh đã được vẽ sẵn, mỗi doanh nghiệp cần sở hữu một “bức tranh” như vậy để đảm bảo việc đi đúng đường và không bị mông lung trong quá trình triển khai. Chiến lược Marketing là kế hoạch hoàn chỉnh thể hiện chi tiết mục đích, thông điệp và giá trị của doanh nghiệp. Xây dựng Chiến lược Marketing là hoạt động nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu doanh nghiệp và tiếp thị đến với khách hàng với mục tiêu chính là tạo ra lợi nhuận.

Các nhãn hàng, công ty lớn như Coca-Cola, Biti’s Hunter, Apple, FPC… luôn thực hiện xây dựng Chiến lược Marketing mang đến hiệu quả, tạo nhiều nguồn lợi nhuận. 

Để xây dựng Chiến lược Marketing, các doanh nghiệp cần xác định:

– Tuyên bố giá trị của doanh nghiệp (Value proposition)

– Thông điệp chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải

– Các thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu

– Phương pháp thực hiện

Xây dựng Chiến lược Marketing mang lại lợi ích gì?

Khi một doanh nghiệp xây dựng được Chiến lược Marketing hiệu quả, bạn sẽ thu về rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn như:

– Tăng độ nhận diện và tiếp cận với tập khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một chiến lược tốt sẽ giúp lan tỏa thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ dễ dàng “chạm” vào khách hàng hơn.

– Doanh nghiệp có thế chiếm trọn niềm tin từ khách hàng. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng chiến lược, doanh nghiệp chắc chắn sẽ thực hiện nghiên cứu sâu thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng – đây là điều chắc chắn giúp doanh nghiệp đi trước đối thủ của mình.

– Chiến lược Marketing sẽ giúp bạn cá nhân hóa quảng cáo, phân nhóm khách hàng, tập trung đúng cách quảng cáo, thời điểm quảng cáo. Từ đó bạn có thể phát triển tốt các chiến lược của mình trước khi hành động.

– Nếu doanh nghiệp tìm được kênh quảng cáo thích hợp, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí và thu về lợi nhuận cao.

Thương trường là chiến trường, nếu doanh nghiệp không có sự chuẩn bị tốt trước khi quyết định tham gia “chiến đấu”, bạn sẽ rất dễ bị đẩy ngã ngay ở ngưỡng đầu tiên. Vì vậy, việc xây dựng Chiến lược Marketing khoa học và thông minh ngay từ khoảng thời gian đầu sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong quá trình xây dựng và phát triển.

Phân biệt Chiến lược Marketing và kế hoạch Marketing

Chiến lược Marketing và kế hoạch Marketing là hai khái niệm dễ tạo ra nhiều nhầm lẫn nếu không được tiếp cận đúng cách. Vậy hãy cùng phân biệt ngay sau đây:

– Chiến lược Marketing là định hình hướng đi, hướng phát triển và mục tiêu rất lớn mà doanh nghiệp muốn đạt được. Để làm được điều này, doanh nghiệp bắt buộc nghiên cứu sâu vào thị trường, nắm bắt tâm lý khách hàng và hiểu rõ sản phẩm của mình có thể phục vụ gì cho họ, như một cách nắm chắc một “con đường” để giành vị trí chiến thắng. Chiến lược Marketing sẽ nghiên cứu phân khúc khách hàng, thị trường tiềm năng, xu thế xã hội, vị trí địa lý và thói quen của khách hàng…

– Kế hoạch Marketing là việc đưa ra các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được những mục tiêu theo những một thời gian nhất định và được kiểm soát chặt chẽ bởi người quản trị. Chúng sẽ là các kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu từ việc nghiên cứu ở Chiến lược Marketing. Kế hoạch phát triển thị trường, mở rộng thương hiệu, tác động đúng đối tượng khách hàng sẽ không thể hoàn hảo nếu thiếu Chiến lược Marketing.

Nói một cách dễ hiểu, chiến lược là định hướng bức tranh lớn, còn kế hoạch Marketing là phân tách từng bước nhỏ để hoàn thiện bức tranh lớn đó. Tóm lại, 2 lĩnh vực này cần kết hợp với nhau để hoạt động. Bắt đầu từ các Chiến lược Marketing. Dựa vào dữ liệu và phân tích này để đề ra các kế hoạch Marketing. Bước cuối cùng để tạo nên sự thành công chính là việc thực hiện theo các chiến lược và kế hoạch đó.

Đây là thời đại của công nghệ, không lựa chọn Marketing online bạn sẽ làm gì để thu hút khách hàng? 90% người dùng tìm kiếm các thông tin trên mạng internet. Bạn chấp nhận bỏ lỡ lượng khách hàng lớn đó/

Dịch vụ digital Marketing tại Mona sẽ mang đến những đột phá lớn về doanh thu. Khi các doanh nghiệp đồng loạt lựa chọn thị trường trực tuyến để phát triển thương hiệu. Bạn vẫn chưa chọn được chiến lược nào tốt cho doanh nghiệp. Những lợi ích khi thực hiện digital Marketing mà bạn sẽ không ngờ tới:

– Đo lường chính xác các chỉ số, từ đó bạn dễ dàng khắc phục những lỗi sai

– Tăng tốc độ nhận biết thương hiệu bằng cách thực hiện SEO website

– Mang lại hiệu quả nhanh trong thời gian ngắn.

Các loại Chiến lược Marketing

Chiến lược Marketing hiện được phân loại thành nhiều hạng mục khác nhau. Chẳng hạn như:

– Chiến lược đầu tư sẽ chú trọng vào phân tích các yếu tố liên quan đến sản phẩm và dịch vụ. Sản phẩm bán chạy, sản phẩm đang đình trệ và đưa ra các giải pháp Marketing thích hợp.

– Các Chiến lược Marketing phân khúc nhằm mục đích phân khúc khách hàng theo các tiêu chí khác nhau. Đó có thể là thói quen hoạt động, sở thích cá nhân, thu nhập tài chính, địa điểm sinh sống… Cũng từ chiến lược này để quảng cáo cá nhân hóa từng sản phẩm phù hợp với khách hàng.

– Chiến lược Marketing định vị thương hiệu sẽ giúp thương hiệu của bạn ăn sâu vào tâm trí của khách hàng. Khi nghĩ về doanh nghiệp của bạn họ đều đánh giá cao những sản phẩm mà bạn tạo nên. Tất cả mọi chiến lược đều hướng đến lợi ích, doanh số, khách hàng và ứng dụng vào các kế hoạch Marketing thực tế.

– Phân tích 4P cho Chiến lược Marketing chức năng. Chẳng hạn như các vấn đề liên quan đến hình ảnh sản phẩm, giá sản phẩm, hình thức phân phối…

Ngoài ra, còn có Chiến lược Marketing cạnh tranh, tiếp thị khách hàng thân thiết hoặc chiến lược tiếp thị nội dung…

Bạn nên kết hợp các hạng mục Chiến lược Marketing này với tầm vĩ mô để mang đến khả năng thành công cao hơn. Dưới đây là những cách để xây dựng Chiến lược Marketing hiệu quả bạn nên thực hiện. Kế hoạch được xây dựng hoàn chỉnh bạn cần có những các yếu tố để góp phần tạo nên thành công đó. 

Quy trình xây dựng Chiến lược Marketing hiệu quả

Bước 1. Phân tích tình thế của thương hiệu

Trước khi bắt đầu lập kế hoạch tiếp thị, bạn cần phải nắm rõ vị trí của công ty mình trên thị trường. Mô hình SWOT thường được sử dụng trong bước này. Bạn cần xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bạn là gì, vì đây là bước cơ bản đầu tiên trên tiến trình lập kế hoạch. Bên cạnh đó, bạn nên có sự hiểu biết sâu sắc về tình hình thị trường hiện tại. Những đối thủ nào đang có mặt trên thị trường, và họ đang làm gì? Một bản đánh giá tổng quan về đối thủ là điều bạn nên làm để nắm rõ về thị trường. Tiếp theo, hãy suy nghĩ về các sản phẩm tốt hơn của bạn. Xem xét các lỗ hổng trong cách tiếp cận của đối thủ cạnh tranh, đánh giá xem họ còn thiếu gì, bạn có thể làm gì để lắp vào chỗ trống đó và tạo ra lợi thế cạnh tranh? Hãy suy nghĩ về những thứ làm bạn khác biệt (USP). Sau khi trả lời các câu hỏi này, bạn sẽ tìm ra những gì khách hàng của bạn muốn, điều này đưa chúng ta đến bước thứ hai. 

Bước 2. Xác định nhóm khách hàng mục tiêu

Khi bạn đã hiểu rõ hơn về thị trường và tình hình công ty, bước tiếp theo là xác định đối tượng mục tiêu của mình là ai. Nếu công ty của bạn đã có lượng người mua ổn định, thì ở bước này, bạn cần đánh giá và tiếp tục điều chỉnh chân dung khách hàng mục tiêu cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại. Nếu chưa có ai sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bạn nên tạo một chân dung về khách hàng của mình. Để làm được điều này, bạn cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường. 

Bước 3. Đề ra mục tiêu của doanh nghiệp

Sau khi bạn nắm rõ tình huống hiện tại và biết rõ đối tượng mục tiêu của mình, bạn có thể bắt đầu xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART.  

Một mục tiêu SMART là một mục tiêu mang tính cụ thể (S-Specific), đo lường được (M-Measurable), có khả năng thực hiện (A-Achievable), mang tính thực tế (R-Realistic) và có giới hạn thời gian (T-Timetable). Điều này có nghĩa là tất cả các mục tiêu của bạn cần phải rõ ràng và bao gồm cả khung thời gian mà bạn muốn hoàn thành nó. Ví dụ về một mục tiêu cụ thể, đo lường được và có thời hạn: Tăng 15% người theo dõi Instagram của bạn trong vòng ba tháng. Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh, mục tiêu này có khả năng thực hiện được và không hề xa rời thực tế. Trước khi bạn bắt đầu xây dựng bất kỳ chiến thuật nào, bạn nên viết ra rõ mục tiêu của mình. Sau đó, bạn có thể phân tích xem chiến thuật nào sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đó, nằm ở bước số bốn. 

Bước 4. Xây dựng chiến thuật

Tại thời điểm này, bạn đã viết ra được các mục tiêu dựa trên đối tượng mục tiêu và tình huống hiện tại của bạn. Bây giờ, bạn phải tìm ra chiến thuật nào sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu đó. Ngoài ra, bạn cần chọn lựa các kênh phù hợp và danh mục hành động để tập trung vào. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là tăng 15% số người theo dõi trên Instagram trong ba tháng, thì chiến thuật của bạn có thể bao gồm tổ chức minigame, tích cực trả lời các bình luận và đăng ít nhất ba lần trên Instagram mỗi tuần. Một khi bạn đã biết mục tiêu của mình, việc động não để nghĩ ra một số chiến thuật nhằm đạt được những mục tiêu đó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên,khi xây dựng các chiến thuật, một yếu tố mà bạn phải không được bỏ qua đó là ngân sách, thứ chúng ta sẽ nói đến trong bước thứ năm. 

Bước 5. Xác định ngân sách

Trước khi bạn có thể bắt đầu thực hiện bất kỳ ý tưởng nào của mình mà bạn đã đưa ra trong các bước trên, bạn phải biết mình sẽ được tiêu bao nhiêu tiền. Ví dụ: Chiến thuật của bạn bao gồm chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội, tuy nhiên, ngân sách của công ty lại không đủ cho việc đó, thì bạn sẽ không thể làm được và dẫn đến việc mục tiêu bạn đặt ra sẽ không hoàn thành. Trong khi bạn viết ra chiến thuật của mình, hãy ước tính cả những kinh phí cần thiết cho các hoạt động đó, và đảm bảo nó nằm trong ngân sách cho phép. Bây giờ bạn đã biết cách để tạo nên một kế hoạch Marketing của mình, hãy tiếp tục tìm hiểu về các các yếu tố mà kế hoạch tiếp thị nào cũng cần phải có.

Các yếu tố cần có trong chiến dịch Marketing

1.Tóm tắt kinh doanh: Trong một kế hoạch Marketing, bản tóm tắt kinh doanh bao gồm tên, nơi đặt trụ sở chính và tuyên bố sứ mệnh của công ty. Bên cạnh đó, các tài liệu về tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính cũng cần được chuẩn bị đầy đủ. Bản tóm tắt còn bao gồm phân tích SWOT, viết tắt của điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của doanh nghiệp. Hãy kiên nhẫn với phân tích SWOT của doanh nghiệp, vì bạn sẽ viết phần lớn dựa trên cách bạn điền vào một số yếu tố kế hoạch tiếp thị bên dưới.

2. Sáng kiến ​​kinh doanh: Yếu tố “Sáng kiến ​​kinh doanh” của một kế hoạch tiếp thị giúp bạn phân khúc các mục tiêu khác nhau của bộ phận Marketing. Hãy cẩn thận không đưa vào bức tranh toàn cảnh của công ty, điều thường thấy trong các kế hoạch kinh doanh. Phần này trong kế hoạch Marketing chỉ nên phác thảo các dự án dành riêng cho Marketing. Bạn cũng cần xác định các mục tiêu của các dự án đó và cách các mục tiêu đó sẽ được đo lường.

3. Thị trường mục tiêu: Khi lập kế hoạch, bạn cần tiến hành một số nghiên cứu thị trường cơ bản. Nếu trước đó công ty của bạn đã thực hiện nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, phần này sẽ dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Yếu tố này trong kế hoạch tiếp thị sẽ giúp bạn mô tả ngành mà bạn đang tham gia, phân tích về đối thủ cạnh tranh và chân dung người mua hàng của bạn.

4. Chiến lược thị trường: Chiến lược thị trường sẽ sử dụng thông tin có trong phần “Thị trường mục tiêu” để mô tả cách công ty của bạn nên tiếp cận thị trường: Doanh nghiệp của bạn sẽ cung cấp cho người mua của bạn những gì mà đối thủ của bạn chưa cung cấp cho họ? Để đảm bảo yếu tố này được phân tích đầy đủ, bạn nên sử dụng các mô hình Marketing mix phù hợp với cấu trúc của công ty.

5. Ngân sách: Đừng nhầm yếu tố “Ngân sách” trong kế hoạch Marketing với giá thành sản phẩm hoặc các vấn đề tài chính khác. Ngân sách ở đây mô tả số tiền mà doanh nghiệp phân bổ cho các hoạt động Marketing để thực hiện các sáng kiến ​​và hoàn thành mục tiêu được nêu ra trong các yếu tố trên. Tùy thuộc vào số tiền bạn có, bạn nên xem xét phân loại ngân sách bằng cách dự trù cụ thể rằng bạn sẽ chi tiêu chúng vào đâu. Ví dụ chi phí Marketing có thể bao gồm đại lý, phần mềm, các chương trình khuyến mãi có trả tiền và sự kiện.

6. Kênh tiếp thị: Cuối cùng, kế hoạch Marketing của bạn cần bao gồm danh sách các kênh bạn sẽ triển khai các hoạt động. Các kênh tiếp thị sẽ là nơi bạn đăng tải những nội dung giáo dục người mua, thu hút khách hàng tiềm năng và tăng nhận thức về thương hiệu của bạn. Hiện nay, mạng xã hội – social media là kênh truyền thông phổ biến được nhiều công ty sử dụng và đánh giá là vừa hiệu quả lại vừa tiết kiệm chi phí. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn và triển khai các hoạt động tiếp thị trên kênh này. Sau khi bạn đã nắm được các yếu tố cần có trong một kế hoạch Marketing, hãy cùng tham khảo một số template dưới đây để có thể tự tạo nên một chiến lược phù hợp cho mình.

Trên đây là những chia sẻ của SEFA Media về hoạt động xây dựng Chiến lược Marketing cho doanh nghiệp. Dựa trên kinh nghiệm 6 năm làm việc trong lĩnh vực tư vấn và truyền thông thương hiệu, SEFA Media đã có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, họ có sự hoang mang nhất định khi chúng tôi đề cập đến Chiến lược Marketing. Phần lớn các chủ doanh nghiệp bắt đầu sự nghiệp dựa trên kỹ năng chuyên môn, nên họ chưa có thời gian nghiên cứu sâu về Marketing cũng như việc xây dựng thương hiệu. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp có sản phẩm tốt nhưng không thể chạm tới khách hàng. Vậy, hãy xây dựng Chiến lược Marketing thông minh để nắm được phần thắng trong tâm trí khách hàng, chúng tôi sẵn sàng giúp bạn gia tăng năng lực cạnh tranh bền vững. Hãy liên hệ ngay!

Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 0985 196 239

Email: Contact@test.sefamedia.vn

Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn

Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội