Nguyên tắc xây dựng Chiến lược Định giá sản phẩm ngành thời trang

Chiến lược định giá sản phẩm ngành thời trang
MỤC LỤC

Xây dựng Chiến lược Định giá sản phẩm ngành Thời trang nói riêng và các mặt hàng khác nói chung đòi hỏi sự nhạy bén, thậm chí mang tính “nghệ thuật” nhiều hơn là khoa học. Do đó, doanh nghiệp cần cập nhật để đổi mới trong việc áp dụng các phương pháp định giá hiệu quả cao nhằm thu hút khách hàng.

Tại sao Chiến lược Định giá sản phẩm lại quan trọng?

Chiến lược Định giá sản phẩm là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh tổng thể của một doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp xác định mức giá phù hợp cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận. Chiến lược định giá không chỉ đơn thuần là việc đặt một con số lên sản phẩm, mà còn là việc áp dụng các mô hình và phương pháp phù hợp để xác định mức giá tối ưu.
Chiến lược Định giá sản phẩm là một công cụ hiệu quả để tăng cơ hội bán hàng trong ngành thời trang. Việc áp dụng chiến lược định giá dựa trên tâm lý người tiêu dùng có thể giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng cơ hội thành công trong thị trường cạnh tranh. Có rất nhiều phương pháp định giá sản phẩm, mỗi một tệp khách hàng cần xây dựng một chiến lược định giá riêng biệt vì không phải một chiến lược sẽ phù hợp cho tất cả phân khúc người tiêu dùng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải chú ý đến một số các nguyên tắc:
Đối với khách hàng cao cấp, giá cả không phải là yếu tố quyết định hàng đầu khi họ quyết định mua sản phẩm. Họ sẽ tập trung vào các yếu tố như chất lượng, tính độc đáo và khả năng thể hiện đẳng cấp khi sử dụng sản phẩm đó. Do vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể định giá bán cao để phản ánh được chất lượng và tính độc đáo của sản phẩm;
Khách hàng tầm trung thường có yêu cầu cao về chất lượng và thẩm mỹ, nhưng vẫn cân nhắc về giá cả. Họ có khả năng chi trả một số tiền lớn hơn nếu sản phẩm đáp ứng đủ mong đợi của họ. Do đó, việc định giá sản phẩm tầm trung hoặc nhỉnh hơn một chút sẽ phù hợp với đối tượng này;
Với khách hàng có thu nhập bình quân thấp, việc định giá sản phẩm phải cân nhắc đến khả năng chi trả của họ, nhưng vẫn cần duy trì chất lượng sản phẩm và tạo ra giá trị gia tăng trong hoạt động bán hàng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Định giá sản phẩm

Các yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc Định giá cho sản phẩm chia thành hai nhóm chính là yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.

Yếu tố bên trong

Yếu tố đầu tiên phải kể đến là sản phẩm – trung tâm của quá trình định giá. Chất lượng, công năng, tính hiệu quả và độ phù hợp với nhu cầu của khách hàng là những yếu tố quan trọng cần xem xét. Những sản phẩm độc đáo, có sự khác biệt và mang lại giá trị thường có khả năng định giá cao hơn.

Danh tiếng cũng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình định giá sản phẩm. Nếu doanh nghiệp đã xây dựng cho mình một vị thế vững chắc trên thị trường, đạt được những thành công nhất định cũng như gây ấn tượng tốt cho khách hàng. Việc định giá sản phẩm cao cũng sẽ không khiến họ cảm thấy bất bình.

Sản phẩm là yếu tố quan trọng trong quá trình định giá. Sự khác biệt và độc quyền, cũng như khả năng khó thay thế, có thể ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm trên thị trường. Khi một sản phẩm có tính độc đáo, sự khác biệt rõ ràng và mang lại giá trị đặc biệt cho khách hàng thường có khả năng định giá cao hơn.

Yếu tố bên ngoài

Thị trường là yếu tố đầu tiên sẽ ảnh hướng tới một Chiến lược Định giá sản phẩm. Nếu cung ít hơn cầu, giá có thể tăng cao do sức ép từ nhu cầu lớn hơn. Ngược lại, khi cung cấp vượt quá nhu cầu, giá có thể giảm do sự cạnh tranh lớn. Tương tự sự đa dạng và khác biệt của sản phẩm, nếu có ít sự lựa chọn cho khách hàng, doanh nghiệp có thể định giá ở mức cao. Nhưng nếu có nhiều lựa chọn, giá đưa ra phải cạnh tranh hơn để thu hút khách hàng.
Trong một nền kinh tế phát triển mạnh, nơi mức tăng trưởng cao và thu nhập tăng, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng giá sản phẩm để tăng doanh thu. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế chậm phát triển, việc tăng giá sẽ không phải là một lựa chọn hợp lý. Vì vậy, bối cảnh kinh tế cũng ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình định giá cả.
Tính cạnh tranh trong ngành cũng có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình định giá. Doanh nghiệp cần so sánh sản phẩm, định giá thương hiệu với đối thủ cạnh tranh để hiểu rõ vị trí của mình trong thị trường và từ đó đưa ra quyết định định giá hợp lý.

Những sai lầm khi Định giá ngành thời trang

Định giá ngành thời trang không chỉ là một quá trình tính toán khoa học, mà còn đòi hỏi sự nhạy bén và đôi khi mang tính “nghệ thuật”. Các nhà thiết kế thời trang thường là người làm sáng tạo, chú trọng vào việc tạo ra các sản phẩm độc đáo. Không phải ai cũng có kiến thức đủ sâu về việc tính toán giá cả và định giá. Điều này có thể dẫn đến việc định giá không chính xác, gây ra các vấn đề trong hoạt động kinh doanh của họ.

Nếu các hoạt động định giá không thật sự có hiệu quả và mang lại lợi nhuận như mong muốn, có thể doanh nghiệp đang mắc phải một số sai lầm trong chiến lược định giá.

Định giá quá rẻ

Với các thương hiệu lần đầu tiên gia nhập thị trường, việc định giá trong giai đoạn xây dựng thương hiệu là một thách thức lớn cho họ. Trong đó, việc so sánh với các đối thủ cạnh tranh là cách thông thường để xác định mức giá. Tuy nhiên, việc định giá thấp hơn để tạo sự cạnh tranh có thể mang lại một số rủi ro và hậu quả tiêu cực. Bán ra sản phẩm với mức giá thấp sẽ dẫn đến thiệt hại tài chính hoặc sẽ không có lợi nhuận xứng đáng.

Việc định giá quá thấp vô hình chung sẽ thu hút nhóm khách hàng thấp hơn, không phản ánh được giá trị thực sự của thương hiệu và sản phẩm.

Để tránh những rủi ro này, doanh nghiệp phải có một Chiến lược Định giá sản phẩm tỉ mỉ. Cân nhắc các yếu tố như giá trị, thị trường, và hình ảnh thương hiệu để đưa ra chiến lược định giá hợp lý và phản ánh được giá trị thực của sản phẩm.

Có quá nhiều sự lựa chọn

Sáng tạo và linh hoạt trong việc chuyển đổi ý tưởng là một yếu tố quan trọng trong ngành thời trang. Thế nhưng, đôi khi nhận ra rằng việc tập trung vào “ít hơn là nhiều hơn” có thể mang lại hiệu quả cao trong một số trường hợp.

Khi có quá nhiều sự lựa chọn được bày ra trước mắt sẽ gây sự nhầm lẫn và làm cho khách hàng cảm thấy bị quá tải thông tin. Họ sẽ bối rối trước một số lượng mẫu mã lớn và không biết phải đưa ra quyết định mua nào sao cho hợp lý nhất.
Doanh nghiệp có thể chỉ tập trung nghiên cứu và phát triển hai tới ba sản phẩm cốt lõi, mang tính độc quyền của thương hiệu. Việc làm này sẽ giúp tạo ra trải nghiệm mua sắm dễ dàng và không gây căng thẳng, tăng tỷ lệ giao dịch một cách nhanh chóng.

Thiếu kinh nghiệm truyền thông giá cả

Tạo ra một sản phẩm đẹp hay một trang web hoàn hảo sẽ không phải yếu tố lớn gây ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng. Thương hiệu nên tìm hiểu việc làm thế nào để truyền tải được các tính năng tốt nhất của sản phẩm đến những người mua tiềm năng để thu hút và giữ chân họ. Ví dụ, thay vì chỉ nói về chất liệu và kiểu dáng, bạn có thể tập trung vào cảm giác thoải mái và phong cách mà nó mang lại cho người mặc.
Câu chuyện và hình ảnh là một hướng đi khác để tạo ra sự kết nối và ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Sử dụng chúng để kể về quá trình tạo ra sản phẩm, nguồn cảm hứng, hành trình hình thành và phát triển thương hiệu.
Tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo như dịch vụ thanh toán tự phục vụ hay giới thiệu các chương trình khuyến mãi dành riêng cho việc mua tại cửa hàng. Nếu có thể ứng dụng những phương pháp này vào hành trình mua sắm, thương hiệu sẽ dễ dàng chiếm được thiện cảm của khách hàng, mang đến một trải nghiệm mua đáng nhớ.

Ví dụ thực tế của một Chiến lược Định giá thành công

Uniqlo là một trong những thương hiệu thời trang lớn và nổi tiếng nhất trên toàn cầu. Chiến lược định giá của Uniqlo là một trong những yếu tố chính đóng góp vào sự thành công đó. Việc Uniqlo áp dụng một chiến lược định giá cạnh tranh, đặc biệt là đối với các sản phẩm bán chạy như áo len cashmere và áo len lông cừu, đã giúp thương hiệu này vượt trội so với các đối thủ trong ngành thời trang.
Cụ thể, Uniqlo luôn chủ động giữ mức giá rẻ hơn các đối thủ khác trong cùng một phân khúc thị trường nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Điều này đã khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và tin tưởng vào thương hiệu.
Khi so sánh với hai đối thủ “đáng gờm” GAP và H&M. Một trong những lý do mà Uniqlo có thể cung cấp mức giá cạnh tranh và vẫn giữ được chất lượng cao là do họ tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý nguồn cung. Thay vì tạo ra nhiều kiểu dáng mới mỗi mùa, họ chỉ tập trung vào việc cải tiến và cập nhật các mẫu sản phẩm từ nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều này đã tạo ra sự linh hoạt cho người mua trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với sở thích cá nhân của họ.

Trên đây là những nguyên tắc, là lưu ý để xây dựng và phát triển Chiến lược Định giá sản phẩm cho các thương hiệu trong ngành thời trang, giúp tăng khả năng cạnh tranh cũng như tỷ lệ giao dịch từ phía khách hàng. Ngoài ra, việc cân nhắc các yếu tố nội bộ và bên ngoài, doanh nghiệp có thể xác định được chiến lược giá nào là phù hợp với mình, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng lợi nhuận cũng như đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong thời gian dài.

Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 0985 196 239
Email: contact@sefamedia.vn
Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn

Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội