Xu hướng bền vững trong thị trường Bất động sản tại Việt Nam

MỤC LỤC

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, xu hướng bền vững trở thành yếu tố then chốt giúp bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong xu hướng đó, cam kết về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) ngày càng được coi trọng trong doanh nghiệp Bất động sản, nhằm củng cố Chiến lược kinh doanh, đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, thu hút nhà đầu tư và khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn.

Xu hướng bền vững trong ngành Bất động sản

Xu hướng bền vững là việc áp dụng các yếu tố ESG, bao gồm Môi trường (E), Xã hội (S) và Quản trị (G). Đây là các tiêu chuẩn quan trọng giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp không chỉ dựa trên lợi nhuận tài chính mà còn trên mức độ trách nhiệm đối với môi trường, cộng đồng và cách thức quản trị nội bộ. Trong lĩnh vực Bất động sản, ESG thể hiện cam kết thực hiện các hoạt động bền vững và có trách nhiệm trong suốt chu kỳ Bất động sản.

Yếu tố “E” trong thị trường Bất động sản đo lường tác động của một tài sản đến môi trường. Hiện nay, các doanh nghiệp đang tích cực tích hợp các quy trình tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà, sử dụng vật liệu và công nghệ xây dựng thân thiện với môi trường và đảm bảo tiêu chuẩn chứng nhận xanh.

Yếu tố “S” đề cập đến các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bao gồm những thực hiện về nhân quyền và quan hệ cộng đồng. Yếu tố này được đánh giá thông qua các hoạt động kết nối cộng đồng, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy văn hóa đa dạng và hòa nhập.

Yếu tố “G” đánh giá khía cạnh quản trị doanh nghiệp, bao gồm khả năng lãnh đạo, tính minh bạch và tiêu chuẩn đạo đức trong các quyết định của doanh nghiệp.

Bất động sản là ngành có tác động lớn đến môi trường và xã hội, từ việc sử dụng tài nguyên, phát thải khí nhà kính, đến ảnh hưởng lên cộng đồng cư dân. Việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG giúp doanh nghiệp Bất động sản hoạt động bền vững hơn, giảm thiểu tác động tiêu cực và tăng cường lợi ích cho tất cả các bên liên quan.

Thực hiện ESG trong thị trường Bất động sản tại Việt Nam

Nhận thức và cam kết của các doanh nghiệp

Báo cáo Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam do PwC thực hiện năm 2022 đã phản ánh xu hướng ESG ngày càng mạnh mẽ tại Việt Nam. Khoảng 80% doanh nghiệp được khảo sát đã cam kết hoặc có kế hoạch cam kết ESG trong vòng hai đến bốn năm tới. 57% các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện cam kết ESG rõ ràng. 40% doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp gia đình đã cam kết ESG, thể hiện trách nhiệm của thế hệ doanh nghiệp Việt Nam tương lai. Theo Báo cáo Asia Pacific ESG năm 2023 của Savills, hiện có 20 tòa văn phòng tại Việt Nam đạt Chứng nhận Tiên phong trong Thiết kế về Năng lượng và Môi trường (LEED) hoặc Chứng nhận Tiêu chuẩn xanh (Green Mark).

Có thể thấy, nhận thức về tầm quan trọng của ESG trong các lĩnh vực nói chung, ngành Bất động sản tại Việt Nam nói riêng đang ngày càng tăng. Nhiều doanh nghiệp lớn đã cam kết áp dụng các tiêu chuẩn ESG vào hoạt động kinh doanh của mình, nhằm nâng cao uy tín và tạo ra giá trị bền vững cho khách hàng và cộng đồng. Các doanh nghiệp như Vingroup, Novaland, và Sun Group đã bắt đầu tích hợp các yếu tố ESG vào quy trình quản lý và phát triển dự án của họ.

Thách thức và cơ hội

Việc áp dụng ESG trong thị trường Bất động sản Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức như chi phí đầu tư ban đầu cao, thiếu hụt nguồn lực và chuyên môn về ESG, và các quy định chưa đồng bộ. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tiên phong tạo ra sự khác biệt và dẫn đầu thị trường. Những doanh nghiệp áp dụng thành công ESG không chỉ cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư và khách hàng có ý thức về trách nhiệm xã hội. Bên cạnh đó,  chi phí đầu tư phát triển bền vững cũng được thêm vào chi phí vốn của các Bất động sản sẽ làm tăng giá trị của tài sản này trong tương lai.

Vingroup là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc áp dụng tiêu chuẩn ESG tại Việt Nam. Các dự án của Vingroup như Vinhomes Ocean Park và Vinhomes Smart City đều chú trọng đến yếu tố xanh và bền vững, với các công viên cây xanh, hồ nước, và các tiện ích công cộng thân thiện với môi trường. Ngoài ra, Vingroup cũng đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo và các hoạt động cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân.

Novaland là một ví dụ khác về doanh nghiệp Bất động sản tại Việt Nam cam kết áp dụng tiêu chuẩn ESG. Novaland đã triển khai nhiều dự án với các tiêu chuẩn xanh, sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và thiết kế tiết kiệm năng lượng. Công ty cũng tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, hỗ trợ cộng đồng và các chương trình phúc lợi cho nhân viên.

Chiến lược áp dụng xu hướng bền vững cho các doanh nghiệp Bất động sản

Xây dựng chiến lược ESG toàn diện

Chiến lược ESG toàn diện cho doanh nghiệp Bất động sản là kế hoạch dài hạn nhằm tích hợp các yếu tố môi trường, xã hội, và quản trị vào mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Một chiến lược ESG toàn diện cần bao gồm các mục tiêu rõ ràng, kế hoạch hành động cụ thể và các chỉ số đo lường hiệu quả. Doanh nghiệp cần xác định những lĩnh vực ESG quan trọng nhất đối với hoạt động của mình và xây dựng các kế hoạch cụ thể để cải thiện. Điều này bao gồm việc đánh giá các tác động môi trường của các dự án, nâng cao phúc lợi cho nhân viên và cộng đồng, và đảm bảo quy trình quản trị minh bạch, hiệu quả.

Chiến lược môi trường bao gồm giảm phát thải, tiết kiệm năng lượng, quản lý tài nguyên, chất thải, và bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.

Chiến lược xã hội bao gồm phát triển cộng đồng bền vững, đảm bảo phúc lợi cho nhân viên và gắn kết, và hỗ trợ cộng đồng.

Chiến lược Quản trị bao gồm quản trị minh bạch, trách nhiệm, tuân thủ pháp luật, quy định, và sự tham gia của các bên liên quan.

Đầu tư vào công nghệ xanh và sáng tạo

Công nghệ xanh đóng vai trò then chốt trong việc giảm thiểu tác động môi trường của các dự án Bất động sản. Doanh nghiệp cần đầu tư vào các giải pháp công nghệ hiện đại như hệ thống năng lượng tái tạo, vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, và các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, việc áp dụng các công nghệ thông minh trong quản lý và vận hành dự án cũng giúp cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên và giảm thiểu phát thải. Từ việc giảm hóa đơn tiện ích đến giảm chi phí bảo trì, các thực hành ESG góp phần nâng cao hiệu quả tài chính toàn diện cho Bất động sản.

Hợp tác với các bên liên quan

Hợp tác với các bên liên quan là yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công của chiến lược ESG. Để thực hiện chiến lược ESG hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định rõ các bên liên quan chính. Điều này bao gồm chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư, nhà đầu tư và cổ đông, khách hàng, và các tổ chức phi chính phủ (NGO). Mục tiêu của việc xác định này là đảm bảo sự đồng thuận và hỗ trợ từ các bên liên quan, đồng thời thu thập ý kiến và nhu cầu của họ để tích hợp vào chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần lắng nghe ý kiến và nhu cầu của cộng đồng, tạo ra các giá trị chung và đảm bảo rằng các dự án phát triển không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng góp tích cực cho xã hội và môi trường.

Nâng cao nhận thức cộng đồng và khách hàng về xu hướng bền vững

Nâng cao nhận thức về ESG cho nhân viên và các bên liên quan như đối tác, khách hàng là bước quan trọng để thay đổi tư duy và hành vi. Trong phạm vi nội bộ, doanh nghiệp có thể tổ chức các chương trình đào tạo, hội thảo và các hoạt động truyền thông để nâng cao hiểu biết về ESG và thúc đẩy hành động bền vững trong toàn bộ tổ chức.Tổ chức các ngày hội môi trường với các hoạt động như trồng cây, dọn dẹp rác thải và các chương trình giáo dục cộng đồng về tái chế, tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững cũng là cách hiệu quả để nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tận dụng các kênh truyền thông đa phương tiện như báo chí, truyền hình, mạng xã hội và website để truyền tải thông điệp về tầm quan trọng của ESG. Sản xuất các video, tài liệu giáo dục và bài viết để giải thích về các hoạt động ESG và lợi ích của chúng đối với cộng đồng và môi trường. 

Kết luận

Xu hướng bền vững đang trở thành một yếu tố quan trọng trong ngành Bất động sản tại Việt Nam, không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động bền vững mà còn tạo ra giá trị dài hạn cho các bên liên quan. Việc cam kết và áp dụng chiến lược ESG một cách toàn diện là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp Bất động sản duy trì sức cạnh tranh và đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của xã hội. Với những cam kết và chiến lược rõ ràng, các doanh nghiệp có thể chuyển đổi thị trường Bất động sản Việt Nam theo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời đại và kỳ vọng của khách hàng.

Liên hệ với SEFA Media để chúng tôi đồng hành và cung cấp giải pháp tư vấn Chiến lược Thương hiệu chuyên sâu để giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu phát triển thương hiệu bền vững.

 Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 0985 196 239

Email: contact@sefamedia.vn

Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn

Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội