Xây dựng chiến lược thương hiệu dành cho SMEs với 08 bước đơn giản

MỤC LỤC

Theo Viện Khoa học, tại Việt Nam có đến 96,7% doanh nghiệp SMEs, sự lớn mạnh theo thời gian về quy mô và sức mạnh nội lực là bước đà phát triển lớn cho doanh nghiệp SMEs.

Chiến lược thương hiệu là một kế hoạch lâu dài vô cùng quan trọng cho sự phát triển của một doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể. Xây dựng chiến lược thương hiệu luôn là một bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Cùng SEFA Media điểm danh 08 bước xây dựng chiến lược thương hiệu Branding dành cho doanh nghiệp SMEs ngay tại bài viết dưới đây nhé!

Bước 1: Khảo sát, phân tích và đánh giá thị trường

Xu hướng của thị trường (Market Trend) là xu thế của một thị trường di chuyển theo một hướng cụ thể qua thời gian. Tùy thuộc vào từng ngành hàng và hình dịch vụ sẽ có những xu hướng khác nhau. Xác định các xu hướng của thị trường mục tiêu giúp xác định cơ hội của doanh nghiệp trên thị trường. Thị trường luôn thay đổi, cơ hội luôn mở cho những doanh nghiệp dám mạnh dạn cải tiến, sáng tạo, và dẫn đầu xu hướng. Doanh nghiệp cần nhanh nhạy nắm bắt thị trường, để từ đó có chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn.

Bước 2: Phân tích và xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Nền tảng của một thương hiệu thành công, đó chính là dành được sự ủng hộ từ những khách hàng trọng tâm – Đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp sẽ tập trung và đầu tư sức lực nhiều nhất để giữ gìn và mở rộng phát triển.

Tại bước này, doanh nghiệp cần áp dụng mô hình 5W-1H (Who – What – Why – Where – When) để xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. 

Bước 3: Tìm lợi thế cạnh tranh của SMEs trên thị trường

Theo Lebo Lion – Digital Strategist: “Chiến lược tăng trưởng cho phép một doanh nghiệp nhỏ phát triển thành một thực thể lớn hơn, có được lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage) lớn hơn thông qua quy mô và có sức ảnh hưởng lớn hơn”. Trong mô hình Brandkey của Unilever, phần nghiên cứu này tập trung vào việc lựa chọn các lợi thế so sánh của Doanh nghiệp/ sản phẩm/ Thương hiệu. Việc nghiên cứu kỹ càng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ, doanh nghiệp sẽ hiểu toàn bộ cục diện của “cuộc chơi” và rút ra những kinh nghiệm đáng giá cho những bước đi trong chiến lược thương hiệu

Các công cụ phổ biến: SWOT, các mô hình sản phẩm, mô hình định vị cạnh tranh; chuỗi giá trị. Từ việc áp dụng các mô hình này để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp. Tiếp đó, việc đổi mới và tìm ra điểm khác biệt của doanh nghiệp là điều cần thiết để thuyết phục khách hàng lý do vì sao lại lựa chọn công ty. 

Bước 4: Tuyên bố sứ mệnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu

Bước tiếp theo trong việc xây dựng thương hiệu là tuyên bố sứ mệnh trọng tâm của thương hiệu. Đây chính là khát khao và mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến trong tương lai. Việc xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi (Core Value) vô cùng quan trọng và mang ý nghĩa lâu dài.

Bước 5: Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu – Brand Positioning là bước quan trọng trong quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SMEs. Dù là các doanh nghiệp lớn hay SMEs thì việc định vị thương hiệu cũng là bước không thể thiếu, định vị khác biệt so với các đối thủ chính là chìa khóa tạo nên thành công cho thương hiệu.

Bước 6: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Chìa khóa duy nhất tạo nên sự thành công của thương hiệu là giúp cho khách hàng thấy rõ sự độc đáo và khác biệt. Sau khi đã có định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần có những yếu tố quan trọng để tạo nhận diện thương hiệu như sau: 

  • Thiết kế Logo: Đây là biểu tượng đặc trưng của thương hiệu. Khách hàng chỉ cần nhìn vào Logo là có thể nhận biết doanh nghiệp.
  • Nhận diện thương hiệu: Đây là hạng mục giúp đồng nhất giữa thương hiệu và các yếu tố nhận diện khác như: logo, bao bì, hình ảnh quảng cáo… Thiết kế mạnh mẽ và đặc trưng là dấu ấn doanh nghiệp đến với khách hàng ở từng điểm chạm. 
  • Tính cách thương hiệu: Mỗi thương hiệu đều có cá tính riêng. Đây là điểm kết nối của thương hiệu với khách hàng. Đồng thời, thể hiện tinh thần nhiệt huyết, sự chỉnh chu hay tận tâm phục vụ, tinh tế,… Chính những nét riêng độc đáo này chính là “điểm cộng” của doanh nghiệp. 

Bước 7: Tiến hành các chiến lược quảng bá thương hiệu

Sau quá trình phân tích và xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp cần triển khai các chiến lược quảng bá của mình. Những thông điệp mà truyền tải đến khách hàng phải dễ nhớ, ngắn gọn và thể hiện rõ tính chất của sản phẩm. Đồng thời, thông điệp này cần có sự liên quan chặt chẽ đến tông giọng thương hiệu. Thông điệp Elevator Pitch không hoàn toàn giống với Tagline hay Logo vì nó giúp khẳng định được doanh nghiệp là ai, đang cung cấp mặt hàng gì,… 

Bước 8: Quản trị thương hiệu

Quản trị thương hiệu là bước cuối cùng trong quy trình 08 bước giúp chắp cánh thương hiệu. Công việc quản trị một thương hiệu đóng một vai trò quan trọng để tạo ra định hướng tiếp cận và phát triển của thương hiệu. Doanh nghiệp cần phải thực hiện những yêu cầu sau khi xây dựng chiến lược quản trị thương hiệu:

  • Quản lý về hình ảnh thương hiệu
  • Quản lý tài sản thương hiệu 
  • Quản lý tiến trình và đo lường
  • Quản lý giá trị thương hiệu
Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội