Thống kê từ các chuyên gia cho thấy, hàng năm có hơn 20.000 sản phẩm mới được tung ra thị trường, nhưng chỉ có 15% trong số đó đạt được thành công. Với sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia từ SEFA Media, chúng tôi đem đến quy trình 06 bước xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới sáng tạo, độc đáo giúp doanh nghiệp thành công tiếp cận thị trường và khách hàng mục tiêu.
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới là gì?
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới là việc phác hoạ một tấm bản đồ rộng lớn để xác định các giai đoạn quảng bá sản phẩm và hướng tiếp cận thị trường mục tiêu cũng như khách hàng tiềm năng của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Chiến lược này giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng thị trường hiện tại, tìm hiểu đối thủ, và tận dụng những điểm mạnh của mình nhằm tạo ra tối đa lợi nhuận.
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới là gì?
Các bước xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới
Thông thường, xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới bao gồm 06 bước:
- Hiểu rõ về sản phẩm mới
- Tìm hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh.
- Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
- Xác định mục tiêu của chiến lược
- Xác định chiến lược Marketing
- Triển khai chiến lược và theo dõi
Hiểu rõ về sản phẩm mới
Trước khi xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới, bao giờ doanh nghiệp cũng phải là người hiểu rõ nhất về sản phẩm bao gồm thông tin về tính năng, đặc điểm nhận biết, lợi ích hoặc cách sử dụng. Có hai loại kiến thức sản phẩm cơ bản:
- Kiến thức thực tế: thông số kỹ thuật, giá cả, chính sách bảo hành và các biểu hiện bên ngoài của sản phẩm.
- Kiến thức kinh nghiệm: quá trình thử nghiệm hoặc sử dụng thực tế của khách hàng, tập trung vào lợi ích sản phẩm và phản hồi từ người dùng.
Hai loại kiến thức này sử dụng tùy thuộc vào mục đích cụ thể. Kiến thức thực tế giúp khách hàng so sánh và đưa ra quyết định mua hàng, trong khi kiến thức kinh nghiệm giúp khách hàng tưởng tượng cách sản phẩm có thể giải quyết vấn đề của họ.
Một việc quan trọng không kém là xác định USP (Unique Selling Point) của sản phẩm. USP là đặc điểm độc nhất và là thế mạnh của sản phẩm mà doanh nghiệp cần tập trung truyền thông để tạo lợi thế cạnh tranh và khẳng định vị trí thương hiệu, đồng thời tạo nên dấu ấn đặc biệt với khách hàng.
Tìm hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh
Bước thứ hai khi xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới là xác định thị trường mục tiêu một cách cụ thể và rõ ràng. Bằng cách phân tích SWOT, doanh nghiệp có thể định vị vị trí của mình trên thị trường và đánh giá ưu điểm và hạn chế đang tồn tại. Sau đó, doanh nghiệp cần phân tích chiến lược tiếp thị của đối thủ, từ nội dung, hình thức quảng cáo đến chiến lược Marketing nhưng không bắt chước họ. Ý tưởng Marketing cho sản phẩm mới cần tạo ra sự khác biệt đối với cả sản phẩm cũ của chính doanh nghiệp lẫn đối thủ mới khiến sản phẩm của doanh nghiệp nổi bật và khác biệt trong mắt người tiêu dùng.
Tìm hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh khi xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới
Có 4 kiểu đối thủ cạnh tranh:
- Trực tiếp
- Gián tiếp
- Trong tiềm thức
- Đối tác
Xác định khách hàng mục tiêu
Muốn thu thập thông tin chính xác về chân dung khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể dựa vào:
- Nhân khẩu học:
- Giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân
- Nơi ở, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập
- Tôn giáo, văn hóa,…
- Tâm lý học:
- Khách hàng mua sản phẩm của thương hiệu vì điều gì? (giá cả, mẫu mã, khuyến mãi)
- Họ dễ dàng bị chi phối mua hàng bởi những tác nhân bên ngoài nào? (người nổi tiếng, gia đình, bạn bè)
- Họ sẽ quyết định mua hàng vì sở thích hay nhu cầu? Họ đang quan tâm đến điều gì?
- Hành vi tiêu dùng:
- Địa điểm mua hàng: Khách hàng tập trung mua sắm nhiều ở khu vực nào? Siêu thị, chợ hay trung tâm thương mại?
- Phân khúc giá và định vị sản phẩm: Đã phù hợp với thị trường mục tiêu chưa?
- Thói quen mua hàng và thanh toán: Khách hàng đang có xu hướng mua hàng và thanh toán như thế nào?
- Tần suất và khả năng mua sắm
- Đáp ứng với biến động giá cả: Khách hàng có sẵn sàng tiếp tục mua sản phẩm nếu giá cả đột ngột tăng hay không?
Xác định khách hàng mục tiêu khi xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới
Thông qua tìm hiểu thêm về các lý thuyết liên quan như lý thuyết tháp nhu cầu Maslow, lý thuyết về hành vi khách hàng, và nhiều yếu tố khác, doanh nghiệp có thể chọn lọc một cách chính xác và tập trung vào phân khúc khách hàng tiềm năng có đủ nhu cầu, điều kiện và khả năng mua sắm sản phẩm. Việc xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh tiếp cận và bám sát kế hoạch kinh doanh hiệu, định hướng xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới một cách rõ ràng và tối ưu hóa sử dụng nguồn nhân lực và chi phí.
Xác định mục tiêu của chiến lược
Đảm bảo mục tiêu cụ thể, đơn giản và bám sát bằng cách sử dụng mô hình SMART:
- Cụ thể (Specific): Mục tiêu phải cụ thể và dễ hiểu.
- Đo lường (Measurable): Cần có khung đo lường rõ ràng tiến độ đạt được mục tiêu.
- Khả thi (Attainable): Mục tiêu phải khả thi dựa trên nguồn lực và tác động của yếu tố bên ngoài.
- Thực tế (Relevant): Mục tiêu phải phù hợp với nguồn lực hiện có và dựa trên kết quả hoặc báo cáo trước đó.
- Thời gian (Time-bound): Lên kế hoạch thời gian thực hiện mục tiêu một cách chi tiết và cụ thể.
Xác định chiến lược Marketing
Doanh nghiệp có thể áp dụng các mô hình kinh điển trong Marketing như mô hình Marketing 4P và 7P để có phương hướng xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới.
- Mô hình 4P bao gồm:
- Sản phẩm (Product): Định nghĩa sản phẩm sắp ra mắt.
- Giá cả (Price): Định giá sản phẩm đã bao gồm các chi phí liên quan.
- Địa điểm (Place): Chọn địa điểm bán hoặc phân phối sản phẩm phù hợp với phân khúc và giá cả.
- Xúc tiến (Promotion): Sử dụng các hoạt động quảng bá, tiếp thị như ads, khuyến mãi, họp báo v.v.
- Mô hình 7P bổ sung thêm:
- Con người (People): Nhân viên tương tác với khách hàng để cải thiện trải nghiệm mua sắm.
- Quy trình (Process): Quy trình cung cấp sản phẩm/dịch vụ và hỗ trợ khách hàng.
- Bằng chứng hữu hình (Physical Evidence): Sử dụng tên thương hiệu, bao bì để nhận dạng doanh nghiệp.
Xác định chiến lược Marketing khi xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới
Triển khai chiến lược và theo dõi
Doanh nghiệp cần thiết lập các chỉ tiêu để đo lường kết quả từng giai đoạn khi triển khai chiến lược, đảm bảo công việc thực hiện mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Các công việc theo dõi bao gồm:
- Thu thập phản ứng và ý kiến của khách hàng
- Đánh giá các mục tiêu tiêu KPI với kết quả đạt được
- Đo lường hiệu quả chiến lược Marketing và đưa ra phương án điều chỉnh cho phù hợp
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới đòi hỏi doanh nghiệp nghiên cứu kỹ lưỡng và đầu tư thời gian, nhưng xứng đáng để tạo ra doanh thu đột phá. Nếu doanh nghiệp còn bất kỳ thắc mắc gì về chiến lược Marketing này, hãy liên hệ SEFA Media để nhận được sự hỗ trợ chuyên môn và tư vấn chi tiết.
Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 0985 196 239
Email: Contact@sefamedia.vn
Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn