Xây dựng chiến lược định giá sản phẩm khôn ngoan

MỤC LỤC

Sở hữu 1 chiến lược định giá sản phẩm khôn ngoan vừa giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng dài hạn, vừa tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mỗi một chiếc lược sẽ mang đến một vai trò và cách thức thực hiện khác nhau. trong bài viết dưới đây, SEFA Media sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những chiến lược định giá sản phẩm này.

Khái niệm chiến lược định giá sản phẩm là gì?

Là một cách để các doanh nghiệp, công ty và đơn vị cá nhân tìm ra mức giá sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh nhất trên thị trường. Muốn tối đa lợi nhuận và níu giữ chân khách hàng của mình lâu hơn, bạn phải chọn một hoặc nhiều chiến lược định giá phù hợp. 

Đặc biệt là trong Marketing quốc tế, chiến lược định giá là điều vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó những doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều quốc gia khác nhau cũng cần sử dụng chiến lược định giá.

Vai trò của chiến lược định giá

Nhu cầu của khách hàng cần bao gồm hai yếu tố: có mong muốn và có khả năng thanh toán. Do đó, giá cả sẽ là một phương thức để xác định tập khách hàng doanh nghiệp mong muốn hướng tới là ai. Một chiến lược giá tốt sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu nhờ nhắm đúng tệp khách hàng, gia tăng sự hài lòng của khách hàng bởi đây là mức giá mà họ mong muốn. 

Không phải lúc nào giá rẻ nhất cũng sẽ khiến người tiêu dùng hài lòng nhất. Do đó có một chiến lược giá hợp lý theo từng chu kỳ sống của sản phẩm hoặc định vị thương hiệu, thời điểm phù hợp là vô cùng quan trọng.

Các loại chi phí cấu thành giá sản phẩm

Quyết định chiến lược định giá sản phẩm không nên được thực hiện một cách ngẫu nhiên. Bạn nên xem xét một số yếu tố cốt lõi để xác định chiến lược định giá nào sẽ sử dụng. Các yếu tố đó là gì? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Chi phí cố định

Chi phí cố định đôi khi còn được gọi là chi phí chung. Đây là những khoản chi thường không thay đổi theo từng tháng. Các loại chi phí cố định thường gặp bao gồm: tiền thuê văn phòng, thuê tài sản, tiền điện nước, tiền lương nhân viên,… Đôi khi, chi phí cố định có thể sẽ thay đổi, bắt buộc bạn phải hạch toán chúng hàng tháng. Do đó, hãy đảm bảo rằng sản phẩm của bạn được định giá đủ để trang trải những chi phí định kỳ này.

Chi phí biến đổi

Bên cạnh chi phí cố định, các doanh nghiệp cũng nên xem xét về chi phí biến đổi. Đây là các khoản chi phí thay đổi liên quan đến các biến thể của hoạt động trong doanh nghiệp. Các loại chi phí biến đổi có thể kể đến như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chiết khấu bán hàng, chi phí tiếp thị,…

Chi phí biến đổi thường phụ thuộc vào sản lượng sản xuất của doanh nghiệp. Trong trường hợp khối lượng sản xuất và sản lượng tăng lên, chi phí biến đổi cũng sẽ tăng. 

Giá vốn hàng bán

Một trong những yếu tố quan trọng không kém khi định giá sản phẩm đó chính là giá vốn hàng bán. Nhìn vào giá vốn hàng bán sẽ đánh giá được bạn đang chi bao nhiêu cho hàng tồn kho. Giá vốn hàng bán thường áp dụng nhiều hơn cho các sản phẩm hữu hình bởi vì bạn luôn phải chi tiêu một số tiền nhất định để lưu kho, dự trữ. 

Nhu cầu thị trường

Giá sản phẩm của bạn cũng phải phản ánh đúng nhu cầu thực tế của thị trường. Trong tháng này, bạn đang bán một sản phẩm hoặc dịch vụ rất được yêu thích. Tuy nhiên, vào tháng sau, nó lại trở nên hết hot và nhu cầu mua giảm dần. Nếu không phát hiện sớm điều này, rất có thể bạn phải đối mặt với tình trạng cung thừa so với cầu. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn theo dõi xu hướng thị trường để có thể định giá sản phẩm của mình một cách khôn ngoan và hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Thặng dư tiêu dùng

Thặng dư tiêu dùng là sự chênh lệch giữa giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả so với giá thực tế họ phải trả. Điều này đặt ra câu hỏi, “Khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm của bạn bao nhiêu tiền?” Đôi khi, khách hàng trả ít tiền hơn mức họ thực sự có thể trả. Vì vậy, khi tiến hành định giá sản phẩm, hãy đảm bảo rằng vấn đề này không bị bạn bỏ quên.

5 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến mất

Là một cách để các doanh nghiệp, công ty và đơn vị cá nhân tìm ra mức giá sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh nhất trên thị trường. Muốn tối đa lợi nhuận và níu giữ chân khách hàng của mình lâu hơn, bạn phải chọn một hoặc nhiều chiến lược định giá phù hợp. 

Đặc biệt là trong Marketing quốc tế, chiến lược định giá là điều vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó những doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều quốc gia khác nhau cũng cần sử dụng chiến lược định giá.

Chiến lược hớt váng sữa

Nếu sản phẩm của bạn có ưu thế vượt trội trên thị trường mà đối thủ không thể bắt chước được, đây là chiến lược vô cùng phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận. Chiến lược hớt váng sữa là chiến lược định giá theo từng giai đoạn, khi vừa tung sản phẩm ra thị trường bạn hãy định mức giá cao nhất có thể. Đây là cách để doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa từ nhiều nhóm khách hàng.

Đây là chiến lược thường được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ hoặc sản phẩm có chu kỳ sống ngắn. Tuy nhiên chiến lược này dễ gây khó chịu cho người tiêu dùng bởi họ cảm giác mình đã bị mua đắt. Vì vậy, nó cũng sẽ nảy sinh 2 chiều hướng phát triển thương hiệu. Một là thương hiệu sẽ được định vị ở phân khúc cao nếu các hoạt động quản trị thương hiệu khác được đảm bảo. Hai là thương hiệu sẽ tạo ra ấn tượng xấu trong mắt khách hàng vì cảm giác “lừa dối” như đã nhắc đến ở trên, điều này có thể gây ra bất lợi cho thương hiệu.

Chiến lược định giá thâm nhập thị trường

Trong trường hợp sản phẩm không có nhiều sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, lại còn vừa mới tung ra thị trường thì chiến lược định giá sản phẩm thâm nhập sẽ là lựa chọn tối ưu. Đây là chiến lược mà bạn định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh để thu hút người dùng trong thời gian đầu. Ban đầu doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu một khoản lỗ. Tuy nhiên khi sản phẩm đã có số lượng người dùng ổn định, doanh nghiệp có thể bù lại được chi phí ban đầu này.

Những nhóm ngành thường áp dụng chiến lược này là ngành hàng FMCG, nhu cầu người tiêu dùng luôn có và không thay đổi.

Chiến lược định giá giao động

Đây là chiến lược có xu hướng bùng nổ trong những năm gần đây. Giá không cố định mà được tính toán bởi thuật toán để cá nhân hóa đến từng khách hàng vào từng thời điểm khác nhau. Hoặc, trong một số trường hợp, giá sẽ thay đổi phụ thuộc và yếu tố ngoại cảnh.

Ví dụ như giá xe ôm công nghệ, nếu bạn là người ít nhạy cảm về giá, đặt giờ cao điểm thì giá thường sẽ rất cao. Còn nếu bạn đặt giờ thấp điểm, hay nhạy cảm về giá thì giá sẽ rẻ và thường kèm nhiều khuyến mãi để thúc đẩy hành vi mua.

Chiến lược định giá dựa trên chi phí

Đây là chiến lược đơn giản nhất, doanh nghiệp chỉ cần tính toán chi phí cộng thêm phần lãi mong muốn để ra giá sản phẩm. Tuy nhiên chiến lược này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do không nghiên cứu rõ khách hàng cũng như mức chấp nhận trả giá của khách hàng. Bạn nên xem xét giá cả của đối thủ cạnh tranh, mức lợi nhuận cần thiết và mức độ chi trả của khách hàng để tính toán doanh thu hợp lí.

Định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh

Định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh là một chiến lược xem cấu trúc định giá của đối thủ cạnh tranh làm tiêu chuẩn cốt lõi để xây dựng chiến lược của riêng bạn. Nó liên quan đến việc xem xét xu hướng thị trường và điều chỉnh giá sản phẩm của bạn cho phù hợp.

Nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ trên thị trường, sản phẩm có đối thủ cạnh tranh thì việc định giá theo đối thủ cũng là một cách phù hợp. Bạn sẽ không tốn nhiều chi phí nghiên cứu giá mà vẫn có được giá thành hợp lí. 

Ưu điểm của chiến lược định giá sản phẩm này là rủi ro thấp, vì giá của bạn sẽ tương tự như đối thủ cạnh tranh, nên khách hàng sẽ không quá bận tâm về vấn đề này, đồng thời rủi ro được giữ ở mức thấp. Đồng thời, chiến lược này có khả năng phát triển theo thị trường vì bạn có thể chỉ cần thay đổi giá của mình khi nhận thấy thị trường thay đổi xung quanh bạn. 

Tuy nhiên nhược điểm của phương thức này là chiến lược giá có thể không thực sự phù hợp với doanh nghiệp và phải dựa vào bên ngoài quá nhiều.

Làm cách nào để chọn các chiến lược định giá sản phẩm phù hợp?

Có thể thấy là có đến 10 chiến lược định giá khác nhau. Thế nhưng bạn hãy nhớ là không có chiến lược nào đủ hoàn hảo và có thể phù hợp với mọi doanh nghiệp, mọi sản phẩm, mọi dịch vụ. Do đó bạn cần kết hợp một số chiến lược định giá với nhau để tính giá tốt nhất. Đồng thời bạn cũng nên tùy vào từng thời điểm để linh hoạt áp dụng các chiến lược thích hợp.

Sau khi tìm hiểu về các chiến lược định giá sản phẩm hoặc dịch vụ, chúng ta có thể thấy việc áp dụng chúng còn tùy thuộc vào thực tế. Đặc biệt bạn phải biết là tất cả phương pháp này đều có nguy cơ gây thiệt hại nếu thực hiện sai cách. Vì vậy bạn nên phân tích và chuẩn bị cũng như thực hiện thật cẩn thận. Chỉ khi đó các định giá của bạn mới thành công và giúp gia tăng lợi nhuận thu về.

Nếu các chủ doanh nghiệp cần giải đáp kỹ hơn và tư vấn sâu về chiến lược định giá sản phẩm, hãy liên hệ ngay với SEFA Media để được giải đáp thắc mắc!

SEFA MEDIA

Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 0985 196 239

Email: Contact@test.sefamedia.vn

Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn

Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội