Hệ thống nhận diện thương hiệu (Corporation Identify)
Một bộ nhận diện thương hiệu đầu tư sẽ thể hiện được bản sắc thương hiệu và là yếu tố then chốt trong quá trình phát triển và lớn mạnh của mọi doanh nghiệp. Bộ nhận diện thương hiệu là bộ mặt của công ty, các đặc điểm và thuộc tính của công ty được truyền đạt thông qua hình ảnh, ngôn ngữ, màu sắc và phương thức giao tiếp. Mục tiêu của bộ nhận diện thương hiệu là làm cho công ty trở nên nổi bật, dễ nhớ và dễ nhận biết đối với khách hàng mục tiêu, đồng thời có tác động lâu dài đến tâm trí của họ, khẳng định vị thế của công ty. Hệ thống nhận diện bao gồm
- Nhận diện cốt lõi: Brand name, Slogan, Logo, Brand Guidelines
- Bộ nhận diện văn phòng: Logo, bìa sổ, bìa đĩa, namecard, hóa đơn, thiệp chúc mừng, phong bì thư, tiêu đề thư,…
- Hệ thống nhận diện trên Internet: Website công ty, Landing page, Facebook Fanpage, Banner ads, Email Marketing,…
- Hệ thống nhận diện tại điểm bán: Bảng hiệu, phông nền, backdrop, background, dù che, gian hàng pano quảng cáo, sản phẩm trưng bày,…
- Ấn phẩm Marketing: Gian hàng triển lãm, hồ sơ năng lực, Catalogue, tờ rơi, gian hàng triển lãm, Website doanh nghiệp,…
Xem thêm: Trọn bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
La bàn thương hiệu (Brand Compass)
La bàn thương hiệu là một hệ thống những định hướng ban đầu mà thương hiệu cần xác định như: mục đích, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị và mục tiêu chiến lược.
- Mục đích: Mục đích của thương hiệu giải thích tại sao để tồn tại doanh nghiệp
- Tầm nhìn: nh hướng doanh nghiệp trong các hoạt động, tổ chức và đưa ra những mục tiêu để thúc đẩy bộ máy vận hành, cụ thể hóa bằng các chiến lược thương hiệu mà ban lãnh đạo đề ra
- Sứ mệnh: Sứ mệnh của thương hiệu sẽ mô tả ngắn gọn về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Sứ mệnh thương hiệu còn mang ý nghĩa mô tả hành động mà bạn cần thể hiện để đạt được tầm nhìn của mình. Theo năm tháng và sự phát triển của doanh nghiệp thì sứ mệnh có thể được thay đổi và xác định lại dựa theo mục đích hoạt động của thương hiệu.
- Giá trị
- Mục tiêu chiến lược
Tính cách thương hiệu (Brand Personality)
Tính cách thương hiệu (Brand Personality) chính là những đặc điểm mà thương hiệu muốn được khách hàng xuất hiện trong tâm trí khách hàng khi nhắc đến tên thương hiệu. Tính cách thương hiệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược truyền thông và định hình thương hiệu trong mắt người dùng.
12 hình mẫu giúp định hình thương hiệu phổ biến:
- The Regular Guy (Người bình thường)
- The Lover (Tình nhân)
- The Jester (Chú hề)
- The Creator (Người khởi tạo)
- The Ruler (Người kiểm soát)
- The Caregiver (Người chăm sóc)
- The Magician (Ảo thuật gia)
- The Hero (Người hùng)
- The Rebel (Kẻ nổi loạn)
- The Innocent (Kẻ ngây thơ)
- The Explorer (Người khai phá)
- The Sage (Người khôn ngoan)
Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture)
Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture) là chiến lược cao cấp của tập đoàn, doanh nghiệp nhằm xây dựng nền tảng sinh thái cho toàn bộ sự hình thành và phát triển của các thương hiệu mà tổ chức xây dựng và định hướng phát triển trong tương lai. Kiến trúc thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp thể hiện rõ ràng từng thương hiệu phụ (Sub brands) và cách chúng liên quan tới nhau, tạo thành một khối thống nhất. Dưới đây là 3 mô hình kiến trúc thương hiệu phổ biến giúp các doanh nghiệp giúp doanh nghiệp định hình bước đi phát triển thương hiệu trong tương lai.
- Mô hình kiến trúc Gia đình thương hiệu – Branded House
- Mô hình kiến trúc thương hiệu Tổ chim – Hybrid
- House of Brands (Ngôi nhà chung của các thương hiệu)
Văn hoá công ty (Company Culture)
Vai trò của văn hóa doanh nghiệp là không thể thiếu đối với sự phát triển vững mạnh của mọi tổ chức. Bởi vì văn hóa doanh nghiệp quy tụ được sức mạnh của toàn công ty, thu hút và giữ chân nhân tài, củng cố sự gắn bó, đoàn kết, khuyến khích những tài năng sáng tạo vượt trội giúp tổ chức ngày càng lớn mạnh.
Tên thương hiệu và slogan (Name & Tagline)
Theo thoughtco, tên thương hiệu là tên được nhà sản xuất hoặc tổ chức áp dụng cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Đây là một trong những quyết định không thể thiếu trong quá trình tạo lập và xây dựng thương hiệu.Tên hiệu quả giúp doanh nghiệp:
- Truyền thông thương hiệu hiệu quả
- Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ
- Định vị hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng
- Khác biệt hóa so với đối thủ
Tagline là một câu nói ngắn, một cụm từ biểu đạt một ý nghĩa tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nói, người nghe. Trong Marketing, tagline là thuật ngữ chuyên môn định vị giá trị sản phẩm, hay thể hiện triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Tagline giúp doanh nghiệp kết nối cảm xúc với khách hàng, với công chúng. Từ đó, gia tăng độ uy tín cho thương hiệu, xây dựng lòng tin cho khách hàng. Thông qua tagline, những giá trị của doanh nghiệp được truyền tải độc đáo, mới lạ.
Giọng nói và thông điệp (Brand Voice & Messaging)
Giọng nói thương hiệu – brand voice là tính cách riêng biệt mà một thương hiệu thể hiện trong các hoạt động truyền thông của mình.
Xây dựng quy chuẩn cho tông giọng thương hiệu qua 7 bước
Bước 1: Đánh giá tông giọng thương hiệu hiện tại
Bước 2: Quyết định nên giữ lại điều gì và thay đổi điều gì
Bước 3: Thuộc tính của tông giọng thương hiệu
Bước 4: Lựa chọn từ ngữ phù hợp với tông giọng thương hiệu
Bước 5: Củng cố ngôn ngữ của thương hiệu
Bước 6: Khi nào cần thay đổi tông giọng thương hiệu
Bước 7: Ngôn ngữ cho các sản phẩm, dịch vụ
Mạng xã hội (Social Media)
Tại sao cần xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp
——————————
Theo dõi và kết nối với SEFA Media ngay!