Tăng trưởng doanh số đột phá nhờ Chiến lược Giá thông minh

MỤC LỤC

Trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh, Chiến lược Giá sản phẩm không chỉ đơn thuần là một con số nằm trên nhãn mác hay báo cáo. Đây chính quyết định chiến lược quan trọng, có sức ảnh hưởng to lớn đến lợi nhuận và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, doanh nghiệp có thể lựa chọn những chiến lược định giá nào? Hãy cùng SEFA Media điểm qua 12 chiến dịch định giá sản phẩm phổ biến nhất  cùng các Case Study thành công trên thị trường hiện nay.

Chiến lược Giá là gì? Tầm quan trọng của Chiến lược Giá với doanh nghiệp

Chiến lược Giá có thể hiểu đơn giản là cách doanh nghiệp đưa ra các quyết định về giá và triển khai kinh doanh nhằm tăng doanh thu và đảm bảo lợi nhuận bền vững. Không chỉ vậy, các Chiến lược định giá sản phẩm cũng giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. 

Chiến lược Giá, vượt qua khái niệm vật chất, trở thành thông điệp  thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng. Thông qua yếu tố giá, khách hàng có thể cảm nhận được  giá trị của thương hiệu, từ sự đơn giản đến sang trọng, từ bình dân đến cao cấp. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp xây dựng  hình ảnh và lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Đặc biệt, giá cả không chỉ ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng, mà còn tạo ra tính cạnh tranh và thành công lâu dài của doanh nghiệp. Một Chiến lược Giá thông minh sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường sức mạnh cạnh tranh, giữ vững thị trường và khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng.

Các Chiến lược định giá sản phẩm phổ biến nhất dành cho doanh nghiệp

Có thể nói, Chiến lược Giá không chỉ hướng đến lợi nhuận, mà còn thể hiện triết lý kinh doanh và cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng. Hãy cùng SEFA Media khám phá 12 chiến lược định giá cơ bản nhất đang được các doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường hiện nay.

Chiến lược định giá cạnh tranh

Đây là Chiến lược Giá tập trung vào giá thị trường hiện tại hoặc tương lai của sản phẩm/dịch vụ cạnh tranh. Doanh nghiệp sẽ không tính đến giá thành sản phẩm hoặc nhu cầu của người tiêu dùng, mà sử dụng giá của đối thủ cạnh tranh làm điểm chuẩn.

Chiến lược định giá cộng thêm chi phí

Dựa vào chi phí sản xuất sản phẩm và mức lợi nhuận mong muốn, doanh nghiệp sẽ đưa ra giá bán cuối cùng cho sản phẩm/dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ định giá bằng cách cộng thêm tỷ lệ phần trăm cố định vào chi phí sản xuất. Ví dụ, một chiếc áo  có chi phí sản xuất là 70.000 VND, doanh nghiệp muốn thu về mức lợi nhuận là 30.000 VND. Vậy, giá của một chiếc áo là 100.000 VND. Chiến lược này thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp bán lẻ, nhà sản xuất hàng hóa và các ngành có chi phí rõ ràng.

Chiến lược định giá động

Doanh nghiệp sẽ sử dụng giá linh hoạt dựa trên thị trường và nhu cầu của khách hàng. Chiến lược định giá này thích hợp cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, hàng không, sự kiện và các dịch vụ tiện ích, điều chỉnh giá theo thời gian và tình hình thị trường.

Chiến lược giá Freemium

Doanh nghiệp sẽ cung cấp phiên bản dùng thử (mang tính cơ bản) miễn phí của sản phẩm/dịch vụ. Sau đó, nếu khách hàng cần sử dụng các tính năng cao cấp hơn, sẽ cần trả tiền để sử dụng các tính năng cao cấp hơn. Đây là chiến lược được áp dụng bởi các doanh nghiệp phần mềm, công nghệ và dịch vụ SaaS.

Chiến lược định giá sản phẩm cao – thấp

Trước tiên, doanh nghiệp sẽ bắt đầu bán sản phẩm ở mức giá cao, sau đó hạ giá xuống khi sản phẩm giảm sự mới mẻ hoặc phù hợp. Đây cũng là Chiến lược Giá thường áp dụng cho các doanh nghiệp bán lẻ có mặt hàng theo mùa, thời vụ và có tính liên tục.

Chiến lược định giá hớt váng

Với chiến lược này, doanh nghiệp cần đưa ra giá bán cao nhất có thể cho sản phẩm mới, sau đó hạ giá theo thời gian khi sản phẩm không còn mới mẻ. Đây là chiến lược thường áp dụng cho các sản phẩm công nghệ, điện tử và thời trang cao cấp.

Chiến lược định giá thâm nhập thị trường

Khi bước vào một thị trường mới, doanh nghiệp sẽ sử dụng mức giá cực kỳ thấp để thu hút sự chú ý và chiến thắng đối thủ có giá cao hơn. Đây là chiến lược thường được sử dụng trong giai đoạn đầu tham gia thị trường, nhưng không bền vững trong thời gian dài.

Chiến lược định giá sản phẩm cao cấp

Có thể nói, chiến lược định giá này rất quen thuộc với các doanh nghiệp và khách hàng trên thị trường. Theo đó, doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm ở mức cao để thể hiện sự sang trọng và giá trị cao của thương hiệu. Chính vì vậy, chiến lược này thường áp dụng cho các sản phẩm thời trang, công nghệ,… cao cấp và có giá trị lớn.

Chiến lược định giá dựa trên dự án

Với chiến lược này, mức giá đưa ra cần dựa trên giá trị của dự án hoặc công việc cụ thể mà doanh nghiệp cung cấp. Do đó, chiến lược định giá dựa trên dự án thường áp dụng cho các nhà tư vấn, dịch vụ tự do và các doanh nghiệp dự án.

Chiến lược định giá trả sau

Đây cũng là một trong những Chiến lược Giá phổ biến nhất trên thị trường. So với các chiến lược định giá sản phẩm khác, chiến lược này sử dụng hình thức trả góp hoặc trả sau cho các sản phẩm có giá trị lớn như ô tô, điện thoại, nhà ở, giúp thu hút khách hàng không có khả năng trả tiền một lần.

Chiến lược định giá dựa trên giá trị

Doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm/dịch vụ dựa trên giá trị mà khách hàng sẵn lòng chi trả. Đặc biệt, Chiến lược Giá này sẽ ưu tiên quan tâm và dữ liệu từ khách hàng hơn là giá trị thực hay chi phí sản xuất.

Chiến lược định giá dựa trên tâm lý

Doanh nghiệp sẽ đánh vào tâm lý quan tâm đến giá thành đắt/ rẻ của sản phẩm để tạo giá trị tâm lý cho khách hàng mua hàng. Ví dụ, các thương hiệu sẽ sử dụng con số Sale 49%, mức giá chỉ từ 49.000, giá chỉ 299.000/ sản phẩm,…vv. Trong một số trường hợp, các con số không có nhiều sự khác biệt nhưng lại rất hiệu quả trong việc tăng độ hấp dẫn của sản phẩm.

Case study: Các Chiến lược định giá thành công trên thị trường

Bằng việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và thị trường, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đạt được thành công kinh doanh nhờ Chiến lược Giá. Hãy cùng SEFA Media điểm qua 02 Case Study thành công trong Chiến lược Giá: Vinfast và Honda.

Chiến lược Giá của Vinfast – “tân binh” đáng gờm trên thị trường xe hơi Việt

Trên thị trường xe hơi Việt Nam, ngoài hai phân khúc chính là bình dân và cao cấp, phân khúc cận cao cấp – nơi giao thoa giữa sự bình dân và sang trọng cũng vô cùng tiềm năng. Thay vì lựa chọn hai phân khúc chính, VinFast đã chú trọng đầu tư và phân khúc cận cao cấp với hai dòng xe LUX A2.0 và SUV LUX SA2.0, nhằm khẳng định đẳng cấp thương hiệu mà vẫn giữ mức phù hợp với đối tượng khách hàng Việt Nam.

Giá công bố chính thức của Vinfast Lux SA 2.0 (SUV), Vinfast Lux A 2.0 (Sedan) và Vinfast Fadil lần lượt là 1,818 tỷ đồng, 1,366 tỷ đồng và 423 triệu đồng. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm ra mắt,  Chiến lược giá của Vinfast đã chú trọng 03 yếu tố “Không khấu hao, không chi phí tài chính và không lãi suất”, cho các mẫu Lux và Fadil. Chính sách này giúp người mua xe Vinfast Lux SA 2.0 (SUV), Vinfast Lux A 2.0 (Sedan) và Vinfast Fadil chỉ cần chỉ trả mức giá 1,136 tỷ đồng, 800 triệu đồng và 336 triệu đồng.

Mặc dù giá các dòng xe Vinfast cao hơn so với các thương hiệu ô tô Hàn – Nhật cùng phân khúc như Toyota, Hyundai, Kia, nhưng vẫn thấp hơn các dòng xe Châu Âu như Mercedes hay BMW. Để tạo điểm nhấn trong giai đoạn đầu, Vinfast đã quyết định không tính các chi phí khấu hao, chi phí tài chính (gồm lãi vay đầu tư xây dựng nhà máy) và lãi vay vào giá thành sản phẩm. Chính những yếu tố này đã giúp VinFast thành công với Chiến lược Giá thâm nhập thị trường, từ đó chiếm lĩnh thị phần và cạnh tranh dễ dàng hơn so với các đối thủ khác.

Chiến lược Giá của Honda – Thương hiệu xe máy quen thuộc với người Việt

Ngay từ khi bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam, Honda đã đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các dòng xe máy giá rẻ của Trung Quốc. Để giải quyết bài toán cạnh tranh và thu hút khách hàng có thu nhập thấp tại nông thôn, Chiến lược Giá của Honda đã được triển khai với dòng xe máy Wave alpha chỉ từ 13.000.000 VND. 

Đây là sản phẩm lắp ráp tại Việt Nam, kiểu dáng nhỏ gọn nhưng lại vượt trội về chất lượng và độ bền so với dòng xe Trung Quốc. Đặc biệt, xe Wave alpha chỉ có giá tương đương xe máy Trung Quốc, mức giá rất phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng có thu nhập thấp. Nhờ chiến lược định giá thâm nhập thị trường này, Honda đã thành công chiếm lĩnh 70% thị trường nông thôn tại Việt Nam, đặc biệt với dòng xe giá thấp nhưng chất lượng tốt như Wave alpha.

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, Honda đã chia sản phẩm thành nhiều phân khúc khác nhau, từ khách hàng bình dân chỉ có nhu cầu đi lại đến những khách hàng muốn thể hiện đẳng cấp bản thân. Ví dụ, Honda cung cấp xe máy Wave trong phân khúc bình dân với giá bán lẻ 14.9 triệu đồng. Trong khi đó, các dòng xe máy cao cấp như SH, LEAD, AIR BLADE có mức giá cao, từ 30.000.000 VND đến 180.000.000 VND tùy thuộc vào từng dòng xe và thời điểm bán cụ thể.

Trên thực tế, Honda đã nhận thức rõ ràng, khách hàng sẵn lòng trả giá cao cho những sản phẩm chất lượng và thể hiện đẳng cấp. Việc khách hàng sẵn lòng chi trả 150 triệu để sở hữu một chiếc SH (dù giá một chiếc xe hơi giá rẻ chỉ từ 300 – 400 triệu đồng) chứng tỏ họ có mức thu nhập cao và khẳng định đẳng cấp cá nhân. Điều này đã thúc đẩy Honda áp dụng chiến lược định giá dựa trên giá trị nhằm gia tăng lợi nhuận cho thương hiệu. 

Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm hướng dẫn và tư vấn Chiến lược giá hiệu quả cho doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với SEFA Media – Chuyên gia tư vấn Chiến lược Thương hiệu và Marketing tổng thể. Chúng tôi sẽ đồng hành phát triển một Chiến lược Giá  phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp.

Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua: 

Hotline: 0985 196 239 

Email: contact@sefamedia.vn

Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn

Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội