Mở rộng thương hiệu là gì? Ưu nhược điểm của chiến lược Mở rộng thương hiệu

Ưu nhược điểm của chiến lược Mở rộng thương hiệu
MỤC LỤC

Chiến lược mở rộng thương hiệu là tận dụng thị trường để thúc đẩy kết quả kinh doanh tốt hơn. Giống như bất kỳ kế hoạch phát triển kinh doanh nào, việc mở rộng thương hiệu đi kèm với những ưu điểm và nhược điểm riêng. Hãy cùng SEFA Media xem ưu nhược điểm của chiến lược này trong bài viết sau.

Brand Extension (Mở rộng thương hiệu)

Brand Extension (Mở rộng thương hiệu)

Brand Extension là gì?

Chiến lược Brand Extension là hoạt động kinh doanh tận dụng thế mạnh của thương hiệu để mở rộng thị trường và lĩnh vực sản phẩm. Mục tiêu của chiến lược mở rộng thương hiệu là tối đa hóa tài sản thương hiệu và cải thiện hình ảnh thương hiệu của công ty.

Thay vì phát triển thương hiệu mới, nhiều công ty chọn mở rộng thương hiệu của họ dựa trên lợi thế độc đáo của họ. Chiến lược mở rộng đôi khi được gọi là mở rộng thương hiệu. Doanh nghiệp dựa vào sự yêu thích thương hiệu để giúp khách hàng đón nhận sản phẩm mới dễ dàng hơn. Việc mở rộng thương hiệu thành công dẫn đến việc các công ty có được cơ sở khách hàng tốt hơn, tăng doanh số bán hàng và cải thiện tỷ suất lợi nhuận tổng thể. Công ty cũng sẽ có lợi thế cạnh tranh so với các công ty đối thủ không cung cấp các sản phẩm tương tự. Xây dựng thương hiệu giống như một công cụ tiếp thị miễn phí cho sản phẩm mới.

Thị trường kinh doanh ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Phát triển là rất khó khăn nếu công ty không đưa ra một sản phẩm mới. Chiến lược được coi là giúp các công ty trở nên sáng tạo hơn, tăng thị phần và thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Vì vậy, sản phẩm mới phải đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Brand Extension là gì?

Brand Extension là gì?

Phân loại Brand Extension

Để hiểu hơn về Brand Extension, hãy cùng tìm hiểu một vài chiến lược mở rộng thương hiệu cơ bản:

Mở rộng thương hiệu cho dòng sản phẩm có liên quan

Doanh nghiệp có thể sử dụng thương hiệu mẹ cho các sản phẩm có liên quan tới nhau. Trong Marketing, chiến lược này được gọi là mở rộng dòng sản phẩm có liên quan (product line extension). Ví dụ, Vinamilk sử dụng tên thương hiệu mẹ cho các sản phẩm sữa của mình. Ta có thể thấy sản phẩm sữa không đường, sản phẩm sữa tiệt trùng, sản phẩm sữa vị óc chó,… Unilever sử dụng thương hiệu Lipton chung cho nhiều dòng sản phẩm khác nhau, như Lipton trà chanh, Lipton trà xanh, Lipton trà sữa,…

Mở rộng thương hiệu cho dòng sản phẩm có liên quan

Mở rộng thương hiệu cho dòng sản phẩm có liên quan

Mở rộng thương hiệu cho dòng sản phẩm mới

Khi doanh nghiệp ra mắt sản phẩm hoàn toàn mới, họ hoàn toàn có thể sử dụng thương hiệu có sẵn cho sản phẩm trên. Ví dụ: Khi ra mắt sản phẩm nước súc miệng, Colgate đã sử dụng thương hiệu chủ lực của mình (vốn đã dùng cho sản phẩm kem đánh răng, bàn chải,…) để áp vào dòng sản phẩm mới: Nước súc miệng Colgate Plax.

Dựa vào nhóm khách hàng có sẵn, mở rộng sản phẩm mới

Dượi trên nhóm khách hàng có sẵn, doanh nghiệp mở rộng dòng sản phẩm mới dựa trên một thương hiệu chung. Ví dụ: Johnson and Johnson`s sử dụng thương hiệu Johnson’s cho toàn bộ các dòng sản phẩm nhắm tới đối tượng khách hàng là trẻ sơ sinh, như sữa tắm, phấn rôm, xà phòng,…

Đọc thêm: Tháo gỡ băn khoăn về chiến lược Mở rộng thương hiệu

Doanh nghiệp có thể sử dụng chung một thương hiệu cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh mà họ đang cung cấp. Ví dụ: Samsung sử dụng thương hiệu mẹ cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh có sự hiện diện của họ, như điện thoại, đồ gia dụng (TV, máy giặt,…), bất động sản, hóa chất,…

Xu hướng mới cho các doanh nghiệp đi theo hướng House of Brands

Trước đây, những doanh nghiệp đa quốc gia, đặc biệt là các ông lớn theo ngành FMCG thường lựa chọn phương án sử dụng nhiều brand để chuyên sâu cho một mảng sản phẩm mình cung cấp. Như với Unilever có Dove chuyên sữa tắm, Sunsilk là các sản phẩm về chăm sóc tóc, OMO là về bột giặt,…

Ngày nay, Unilever có xu hướng để các dòng sản phẩm của mình được tự do phát triển hơn. Như thương hiệu Dove có thể sử dụng cho các sản phẩm về dầu gội, kem xả, sữa rửa mặt. Miễn là các sản phẩm này đều hướng tới một nhóm khách hàng mục tiêu chung, việc sử dụng thương hiệu mẹ hợp lý có thể đem lại hiệu quả tốt cho doanh nghiệp.

Xu hướng House of Brands

Xu hướng House of Brands

Ưu nhược điểm của chiến lược mở rộng thương hiệu

Chiến lược brand extension có thể giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình, gia tăng giá trị và đạt được hiệu suất tối ưu. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của chiến lược mở rộng thương hiệu:

Ưu điểm của Brand Extension

Chiến lược này giúp khách hàng đón nhận thương hiệu của bạn dễ dàng hơn và giảm đáng kể nguy cơ mất nhận thức của công chúng. Chiến lược này giúp các công ty tăng nhận thức về thương hiệu và tăng sự hiện diện của thương hiệu mẹ trên thị trường. Đối với các thương hiệu có giá trị, việc sử dụng phần mở rộng thương hiệu đảm bảo rằng các sản phẩm mới sẽ sớm mở ra một nguồn doanh thu lớn. Chi phí quảng cáo, bán hàng và tiếp thị giảm khi các sản phẩm mới tận dụng các thương hiệu nổi tiếng hiện có. Các thương hiệu giành được thị phần khi khách hàng mới có thể tiếp cận và tiêu thụ các dòng sản phẩm mới ra mắt. Đây là chiến lược thương hiệu để cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thị trường.

Nhược điểm của Brand Extension

Sử dụng một tên thương hiệu chung cho quá nhiều sản phẩm độc lập có thể khiến khách hàng khó nhận diện chính xác thương hiệu của bạn. Chẳng hạn, nói đến La Vie, người ta nhanh chóng nhận ra đây là sản phẩm nước tinh khiết. Nhưng khi nghĩ đến Samsung, chúng ta nghĩ đến nhiều loại sản phẩm khác nhau: Tivi, điện thoại, máy giặt.

Nếu sản phẩm con có vấn đề, nguy cơ thương hiệu mẹ sụp đổ là rất cao. Điều này khó xảy ra vì thương hiệu mẹ và thương hiệu con được tách biệt theo mô hình House of Brands. Các thương hiệu lớn khó có thể đáp ứng nhu cầu tổng thể của nhiều đối tượng khách hàng. Nếu không xử lý tốt, tỷ lệ sản phẩm mới biến mất khỏi kệ hàng là rất cao. Vì vậy, nếu chủ doanh nghiệp quan tâm đến mở rộng thương hiệu, hãy kết nối ngay với SEFA Media – chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu và marketing tổng thể cho doanh nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ tận tình!

———————————————————————————————————————–

Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 0985 196 239

Email: Contact@test.sefamedia.vn

Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn

Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội