Hệ thống nhận diện thương hiệu – yếu tố quan trọng bậc nhất 

MỤC LỤC

Hệ thống nhận diện thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất để tạo nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Vậy hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những gì? Vai trò và các yếu tố cần có? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?

Là tất cả những yếu tố trực quan có thể tạo liên tưởng về thương hiệu mà doanh nghiệp muốn xây dựng và gìn giữ trong tâm trí của khách hàng mục tiêu và các bên liên quan.

Được mang tên “nhận diện” bởi đây là hệ thống gồm tất cả các điểm chạm đại diện cho “bộ mặt” doanh nghiệp, được quy chuẩn, đồng bộ về phong cách thiết kế, đảm bảo một cái nhìn cũng như cảm nhận nhất quán về thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Ngay từ những hình ảnh, phong cách thiết kế, đưòng nét họa tiết hay kiểu chữ cũng hoàn toàn có thể phản ánh được bản sắc, giá trị, văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp hoặc thương hiệu.

Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu

Bạn không cần phải có thị phần lớn và lượng khách hàng khổng lồ như các thương hiệu lâu đời khác. Tuy nhiên, việc có một bản sắc thương hiệu riêng là rất quan trọng nếu bạn muốn nhận được những lợi ích như lòng trung thành hay sự công nhận thương hiệu từ phía khách hàng. Nó giúp thể hiện các giá trị và phong cách thương hiệu của bạn, đồng thời truyền tải thông điệp nhất quán trên tất cả các kênh tiếp thị.

Thị trường ngày càng cạnh tranh khiến các thương hiệu phải đưa ra những ý tưởng mới mẻ để trở nên nổi bật hơn trong tâm trí khách hàng. Bằng cách tạo ra một bản sắc mạnh mẽ cho doanh nghiệp, bạn có thể thiết lập một vị trí thích hợp cho thương hiệu của mình. Vậy cụ thể, hệ thống nhận diện thương hiệu có những vai trò gì?

Giúp ghi nhớ, nhận biết và phân biệt với các thương hiệu khác

Doanh nghiệp bạn cần hình ảnh thương hiệu đủ mạnh để tách biệt sản phẩm, dịch vụ với các đối thủ cạnh tranh. Điều đó giúp tăng cường khả năng được nhận biết trong mắt khách hàng hơn.  Một số khách hàng khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ thường tìm kiếm và cảm nhận về chất lượng của thương hiệu trước, nếu hình ảnh thương hiệu đủ khả năng tạo sự khác biệt nó sẽ tác động đến quyết định mua hàng của họ.

Sẽ không có một thương hiệu nào tồn tại trong đầu người tiêu dùng nếu không có một đặc điểm đặc biệt nào đó để lưu lại. Vietinbank với 2 màu xanh đỏ; Omo màu đỏ tươi; Chanel có 2 chữ C quay đầu … Nhắc đến tên nhớ ngay đến logo thương hiệu. Một thương hiệu có bộ nhận diện sẽ mang lại sự chuyên  nghiệp và khiến khách hàng có cảm giác muốn sỡ hữu.

Khiến bản sắc cốt lõi, tinh thần của thương hiệu trở nên hữu hình

Hệ thống nhận diện thương hiệu đầy đủ và chuyên nghiệp từ danh thiếp, logo và các vật phẩm khác có thể giúp hình tượng doanh nghiệp của bạn trong tâm trí khách hàng, đối tác, nhà đầu tư lớn hơn thực tế.  Điều đó sẽ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong quá trình gọi vốn đầu tư, hay đấu thầu những dự án lớn.

Thể hiện bản sắc thương hiệu tại các điểm chạm

Sự chuyên nghiệp của bộ nhận diện sẽ giúp gia tăng niềm tin từ khách hàng, từ đó hỗ trợ đội ngũ nhân viên kinh doanh thêm tự tin, và thúc đẩy nhanh chóng quá trình thuyết phục khách hàng thành công.

Bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ đảm bảo sự nhất quán sẽ nhanh chóng tạo nhận thức cảm tính cho khách hàng và đối tác đó là một thương hiệu chuyên nghiệp. Chẳng hạn khi gặp đối tác, người chịu trách nhiệm tiếp đón sẽ không cần giới thiệu bằng lời nói quá nhiều. Thay vào đó họ có thể đưa tài liệu cứng của doanh nghiệp như profile, bộ sales kit hay mở website để đối tác tham khảo. Điều này giúp đối tác có cảm nhận khách quan và chân thực rằng doanh nghiệp bạn thực sự có quy mô và đã đầu tư nghiêm túc vào lĩnh vực hoạt động.

Tạo sự đồng nhất trong thiết kế

Không ai thích một thương hiệu “nói dối”, vì vậy họ sẽ trở nên khó tính hơn với một thương hiệu nếu những hình ảnh mà họ thấy về nó không được đồng nhất. Hôm nay hình ảnh đại diện cho thương hiệu là một bạn trẻ vui tính, nhưng ngày mai lại sử dụng hình ảnh một cậu nhóc nghịch ngợm, không có sự liên kết và thống nhất.

Vậy. khi các doanh nghiệp sở hữu bộ nhận diện thương hiệu thống nhất, được quy định rõ ràng từ hình ảnh, phông chữ, kích thước, màu sắc, họa tiết,… sẽ giúp khách hàng dễ dàng hình thành nhận thức về thương hiệu hơn, và họ cũng sẽ duy trì được nhận thức đó mà không cảm thấy bị “lộn xộn”.

Giúp khách hàng và công chúng hình thành nhận thức đúng và nhất quán về giá trị và hình ảnh thương hiệu

Ấn tượng ban đầu là rất quan trọng nhưng việc duy trì sự ấn tượng đó còn quan trọng hơn. Một doanh nghiệp muốn hoạt động nghiêm túc và lâu dài buộc phải xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Một bộ nhận diện thương hiệu sẽ đi cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành và phát triển, dĩ nhiên không kể đến thời điểm cần đổi mới. Khách hàng và đối tác của bạn sẽ quen thuộc thương hiệu từ đó tạo dựng được niềm, giữ chân họ. Những người này không chỉ ưu tiên lựa chọn bạn mà còn gián tiếp truyền đi những tín hiệu tốt về thương hiệu giúp gia tăng cơ hội để doanh nghiệp phát triển.

Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những gì?

Quyết định chiến lược định giá sản phẩm không nên được thực hiện một cách ngẫu nhiên. Bạn nên xem xét một số yếu tố cốt lõi để xác định chiến lược định giá nào sẽ sử dụng. Các yếu tố đó là gì? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Các yếu tố hữu hình

Hệ thống nhận diện cơ bản: Tên thương hiệu, logo, slogan, chữ, màu sắc, nhạc hiệu

Hệ thống nhận diện văn phòng: Danh thiếp, phong bì, thẻ nhân viên, mẫu slide, mẫu tài liệu, phiếu thu chi, hóa đơn…

Hệ thống ấn phẩm truyền thông: Poster, brochure, tờ rơi, banner, thư, sách hướng dẫn, name tags, folder, tập gấp…

Hệ thống bao bì, nhãn mác sản phẩm: Bao bì, hộp đựng, bố cục trình bày trên sản phẩm…

Hệ thống vật phẩm khuyến mãi: Mũ, áo, sổ, bút, móc khóa, phương tiện vận chuyển

Các yếu tố vô hình

Đây là các yếu tố tác động đến cảm nhận và nhận thức của khách hàng được thể hiện qua văn hóa doanh nghiệp hướng tới khách hàng đồng thời thế hiện qua trải nghiệm về thương hiệu, tại các điểm chạm với thương hiệu

 Ví dụ một hành động nở một nụ cười và niềm nở hướng dẫn để xe của bác bảo vệ tại một quán cafe cũng sẽ khiến cho khách hàng có ấn tượng sâu sắc và hình thành nhận thức tốt đối với thương hiệu đó.

Hay ở một trải nghiệm khác, khi bạn đi mua quần áo đi tặng, bạn muốn được tư vấn lựa chọn sản phẩm và bao gồm chính sách đổi trả trong trường hợp người được tặng không vừa kích cỡ. Tuy nhiên, nhân viên ở cửa hàng đó lại tư vấn với biểu cảm cau có và không tình nguyện, quản lý lại không có ở đó để phản ánh và giải quyết tình huống. Thương hiệu cũng không áp dụng chính sách đổi trả dù nguyên tag. Vậy, rõ ràng, bạn không thể nào có một ấn tượng tích cực về thương hiệu thời trang này.

Quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu

Bước 1: Nghiên cứu và phân tích thương hiệu

Để hệ thống nhận diện phác họa đầy đủ chân dung thương hiệu, ngay từ đầu, việc nghiên cứu và phân tích thương hiệu cần sự phối hợp giữa đơn vị thiết kế và khách hàng. Nội bộ thương hiệu cần thống nhất những thông tin và yêu cầu thiết kế, chính thương hiệu cần hiểu rõ và diễn đạt sản phẩm, phương châm hoạt động của mình. Thông thường, trước khi tiến hành thiết kế, thương hiệu sẽ được cung cấp một phiếu yêu cầu, bao gồm bộ câu hỏi để thương hiệu trả lời và liệt kê những đặc trưng của thương hiệu. Những câu hỏi tập trung vào những câu hỏi nội bộ, câu hỏi liên quan tới tập khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu kỹ lưỡng chính mình, khách hàng và đối thủ nhằm giúp nhà thiết kế và thương hiệu tìm được định hướng, giải pháp và ý tưởng phù hợp với tiêu chí đặt ra.

Bước 2: Lên concept sáng tạo

Đây là bước xác lập giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, đưa ra ý tưởng thiết kế độc đáo. Người thiết kế sẽ đưa ra ít nhất 3 ý tưởng thiết kế khác nhau, phát triển ý tưởng đó với hình ảnh, thông điệp xoay quanh concept cho đến khi dự án hoàn tất. Thương hiệu sẽ lựa chọn một trong các concept ban đầu đó.

Bước 3: Giai đoạn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Người thiết kế sẽ tập trung hiện thực hóa ý tưởng thành hình ảnh thiết kế cho đến khi mẫu thiết kế được khách hàng hài lòng.

Bước 4: Bảo hộ thương hiệu (Trademark protection)

Một mẫu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu sau khi hoàn thành, doanh nghiệp có thể ứng dụng ngay. Tuy nhiên để tránh vấn đề vi phạm bản quyền, hình ảnh mới thiết kế bị sao chép từ đối thủ cạnh tranh khác, thương hiệu nên tìm đến phương án bảo hộ thương hiệu càng sớm càng tốt. Việc đăng ký bảo hộ cũng là bước an toàn cho giai đoạn tung dự án ra thị trường.

Bước 5: Sản xuất, ứng dụng

Bước sản xuất và ứng dụng thực tế chỉ được làm sau khi đăng ký bảo hộ thương hiệu thành công. Từ đây, bên thiết kế sẽ có trách nhiệm giám sát quá trình ứng dụng nhằm chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của thiết kế khi đưa vào thực tế để có sự sửa đổi cho phù hợp. Thậm chí bên thiết kế còn là đơn vị hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn nhà cung ứng sản xuất chuyên nghiệp.

Bộ nhận diện bao gồm nhiều hạng mục khác nhau, do đó, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu, doanh nghiệp được toàn quyền sử dụng hình ảnh thiết kế đó và thực tế: ứng dụng hình ảnh logo và thiết kế poster, thiết kế biển quảng cáo hoặc các ấn phẩm truyền thông khác.

Nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua bước nghiên cứu ban đầu trong quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Do đó, quá trình thiết kế gặp khó khăn hoặc hình ảnh nhận dạng thương hiệu cuối cùng không đáp ứng được tiêu chí thương hiệu đặt ra. Vì vậy, ngay từ những bước đầu tiên, thương hiệu và người thiết kế cần phối hợp và thấu hiểu để tạo nên những hình ảnh nhận diện thương hiệu đẹp và chuyên nghiệp nhất.

Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội