Trong thời đại kỹ thuật số phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt, cafe là loại đồ uống mà để thưởng thức trọn vẹn hương vị của nó thì người ta không thể vội vã mà phải “nhâm nhi”. Là một trong những chuỗi cafe nổi tiếng nhất thế giới, Starbucks được thành lập vào năm 1985 tại Mỹ và đến nay đã trở thành chuỗi cửa hàng cafe hàng đầu thế giới. Cùng SEFA Media tìm hiểu về hành trình xây dựng thương hiệu của chuỗi Cafe hàng đầu thế giới và hành trình gần một thập kỷ tại Việt Nam.
Starbucks không đơn thuần bán một cốc cà phê cho khách hàng, họ bán cho khách hàng của họ một không gian thoải mái, tinh tế để thư giãn. Starbucks kể câu chuyện cho khách hàng của họ cảm giác tinh tế, hào hứng về cuộc sống của họ.
Starbucks cũng tạo một nơi để mọi người gặp gỡ, cho họ trải nghiệm một không gian thân thuộc. Họ là thương hiệu đã thay đổi văn hóa đại chúng của Mỹ, từ gặp gỡ tại nhà hàng, quán bar người Mỹ đi tới Starbucks với phong cách cà phê Ý. Họ khiến một sản phẩm từng chỉ có giá 50 cents nay đã có giá từ 3 đến 4 dollars.
Bài học đầu tiên từ Starbucks – Thấu hiểu khách hàng
Cho đến nay, Starbucks vẫn luôn duy trì triết lý về “Địa điểm thân quen thứ ba” ngoài nhà và nơi làm việc, mang lại cho từng khách hàng cảm giác thư giãn, gần gũi và thoải mái.
Thương hiệu cà phê này đã lựa chọn một insight đắt giá để khai thác đó là “Trong một thế giới xô bồ bận rộn, người ta thường mong tìm được một chốn thứ ba thoải mái cho riêng mình, trốn khỏi văn phòng mệt mỏi và căn nhà quen thuộc.”
Từ đâu mà Starbucks có thể đưa ra một insight đắt giá như vậy, câu trả lời tất cả đến từ việc thấu hiểu khách hàng.
Việc mà Starbucks gây dựng tên tuổi của mình ở thế giới theo triết lý trên đã được thực hiện thông qua chiến lược nhất quán trong Marketing Mix:
– Product: Chất lượng sản phẩm ưu việt kết hợp với cách chế biến – phục vụ cà phê ở tiêu chuẩn cao.
– Price: Định mức giá cao để định vị cho một thương hiệu cao cấp.
– Place: Starbucks tạo ra một không gian thoải mái, ngăn nắp, sạch sẽ với hệ thống ánh sáng được lắp đặt tỉ mỉ.
– Promotion: Starbucks tập trung truyền tải giá trị cộng đồng, tính kết nối và những khoảnh khắc con người tại quán cà phê của họ.
Cách phát triển ra toàn cầu của Starbucks – Nhập gia, tùy tục
Việt Nam có một nền văn hóa cà phê rất khác với các nền văn hóa cà phê ở phương Tây. Biết được điều này, Starbucks đã nhanh chóng điều chỉnh Menu sao cho phù hợp với thị trường Việt Nam. Sau 6 năm, đã có hơn 50 cửa hàng Starbucks được mở tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Không chỉ thay đổi danh mục sản phẩm (Brand Portfolio) phù hợp với văn hóa và truyền thống địa phương, quan niệm “Nhập gia, tùy tục” của Starbucks được thể hiện rõ nét ở cả cách trang trí tại các cửa hàng.
Mới gần đây, cửa hàng tại Hội An đã gây ấn tượng với việc thay đổi không sử dụng tông màu xanh lá đặc trưng mà thay vào đó, thương hiệu sử dụng tông vàng – đen đậm chất hoài cổ. Bên cạnh đó, những cánh cửa gỗ quen thuộc tại cửa hàng cũng đã phần nào thể hiện được nét truyền thống của phố cổ.
Thương hiệu cho biết “Starbucks mong muốn có thể chia sẻ những câu chuyện và trải nghiệm về cà phê đến với nhiều khách hàng tại các khu vực, thành phố khác nhau nên chúng tôi luôn chủ động trong việc mở rộng hệ thống cửa hàng.”
Starbucks và nghệ thuật tạo menu khiến khách hàng “tâm phục khẩu phục” khi chi tiền
🔺Xây menu dựa trên lý thuyết “Ở giữa”
Chính việc con người thích vị trí ở giữa như thế đã khiến Starbucks xây dựng menu để đánh mạnh vào vị trí này. Chỉ cần 0,05 giây để một thông tin được ghi lại trong tiềm thức, nhưng 0,03 – 0,04 giây đó là dành cho các thông tin nằm giữa.
Starbucks chủ động đưa những thức uống có tỷ suất lợi nhuận cao, sản phẩm mới ra, sản phẩm theo mùa,… ngay giữa menu để hút khách hàng.
🔺Nghệ thuật xây dựng cỡ ly
Những năm 1990, Starbucks phục vụ đồ uống với 3 kích cỡ: Short, Tall và Grande, và cũng không quá bất ngờ khi Tall là sự lựa chọn phổ biến nhất.
Biết được xu hướng này, Starbucks cố tình “giấu” kích cỡ Short trên menu và thêm 2 size lớn: Venti và Trenta. Ngay lập tức, Grande trở thành lựa chọn “hợp lý” nhất trong mắt khách hàng. Nhưng kích cỡ không phải là tất cả, vì khách hàng thường nhìn mức giá trước, Starbucks sẽ tận dụng thời cơ này để áp dụng chiến thuật “giá mỏ neo”, nhằm hướng người dùng đến sản phẩm mà họ muốn bán
🔺Loại bỏ ký hiệu tiền tệ
Bất kể tại một quốc gia nào, menu Starbucks sẽ hoàn toàn không thêm ký hiệu tiền tệ (như $ hay VNĐ) vào giá của sản phẩm. Tránh việc khách hàng khi thấy sự xuất hiện của biểu tượng tiền tệ sẽ ngay lập tức thay đổi suy nghĩ của mình về hành động tiếp theo, đa phần sẽ chuyển sang ưu tiên tiết kiệm thay vì mua sản phẩm có chất lượng (hay số lượng) cao hơn.
Ứng dụng công nghệ để gia tăng trải nghiệm khách hàng
🔺Dẫn đầu xu hướng tích điểm điện tử cho khách hàng
🔺Hỗ trợ quá trình mua diễn ra nhanh chóng, dễ dàng
🔺Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng
🔺IoT hiện diện khắp nơi trong cửa hàng
Bằng sự khéo léo, tinh tế trong tầm nhìn kinh doanh và tiếp thị, Starbucks đã chứng tỏ mình là “ bậc thầy” trong việc xây dựng Chiến lược phát triển thương hiệu của Starbucks để từ đó luôn có những chiến lược marketing đánh trúng tâm lý người tiêu dùng. Nghệ thuật sắp đặt “ tưởng như vô lý nhưng lại rất hợp lý” và cách tạo dựng thương hiệu của Starbucks luôn khiến các đối thủ khác vừa dè chừng vừa kính nể. Đừng quên theo dõi SEFA Media để cập nhật những tin tức mới nhất về Marketing và những câu chuyện thương hiệu bạn nhé!
Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 0985 196 239
Email: Contact@test.sefamedia.vn
Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn