Uniqlo (từng được gọi là “Unique Clothing Warehouse”) bán quần áo thời trang, tiện dụng và đột phá về mặt công nghệ – những sản phẩm mà họ gọi là LifeWear – dành cho đàn ông, phụ nữ và trẻ em.
Sau 10 năm thành lập, Uniqlo trở thành nhãn hiệu thời trang bán lẻ nổi tiếng tại Nhật Bản với hơn 100 cửa hàng, có nhiều cơ sở tại nhiều quốc gia trên thế giới một cách mạnh mẽ. Với văn hóa công ty ấn tượng của Uniqlo, sự lãnh đạo táo bạo, và sự phát triển tài chính vững chắc đã được chứng minh trong những năm qua, không nghi ngờ gì Uniqlo là thương hiệu bán lẻ thời trang của nội địa Nhật Bản đang đi đúng hướng đến thành công toàn cầu.
Hãy cùng SEFA Media tìm hiểu Uniqlo đã chinh phục khách hàng và phát triển vượt bậc với những chiến lược Marketing như thế nào nhé!
Chiến lược “ Bản địa hóa” nhận diện thương hiệu dựa trên đặc tính của từng quốc gia
Uniqlo hiểu rằng các thị trường khác nhau sẽ có nền văn hóa địa phương và các định mức sống khác nhau. Uniqlo đã thành công trong việc mở rộng sang các khu vực khác nhau nhờ vào chiến lược truyền thông được cá nhân hóa tại mỗi quốc gia.
Ví dụ, với thị trường tỷ dân Trung Quốc, nơi Facebook và Twitter bị cấm, Uniqlo đã sử dụng Renren, một nền tảng xã hội mà người dân địa phương Trung Quốc sử dụng để tiếp cận người dùng và nó đã đem lại hiệu quả vô cùng cao. Hay kể đến chiến dịch bản địa hóa của Uniqlo tại Việt Nam. Chiến dịch của Uniqlo thành công và tạo dấu ấn mạnh mẽ nhờ bộ nhận diện thương hiệu được “bản địa hoá” phù hợp với ngôn ngữ Việt. Cụ thể, rice – đơn vị xây dựng chiến dịch ra mắt và lên concept tổng cho Uniqlo Việt Nam đã tái thể hiện phông chữ gốc của Uniqlo bằng những đặc tính của tiếng Việt.
Gia tăng trải nghiệm mua hàng với tiêu chí “Khách hàng là thượng đế”
Trong chiến lược Marketing, Uniqlo đã sử dụng khái niệm “Kaizen” của Nhật Bản để tìm kiếm sự hoàn hảo và áp dụng vào những trải nghiệm của khách hàng khi đặt chân đến cửa hàng. Hiện nay, kể cả khi thương mại điện tử lên ngôi, dịch vụ chăm sóc khách hàng ở cửa hàng tốt sẽ chiếm được cảm tình của khách hàng hơn.
Uniqlo đầu tư vào trải nghiệm thực tế của khách hàng nghiêm túc bằng việc xây dựng một trường đại học Uniqlo tại Tokyo nhằm mục tiêu đào tạo 1.500 nhà quản lý cửa hàng mới vào mỗi năm. Mục đích cuối cùng của Uniqlo là mang đến chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Uniqlo luôn tự hào về phong cách giao tiếp có nguồn gốc Nhật Bản và không ngại quảng bá điều này đến với khách hàng.
Thực hiện những chiến lược Marketing vì cộng đồng
Trong những năm tuổi ba mươi, nhà sáng lập Tadashi Yanai đã bắt đầu viết ra những ghi nhận mà sau này trở thành 23 nguyên tắc quản trị và được ông gọi chung là “linh hồn” của Uniqlo. Một ví dụ cho nguyên tắc về đóng góp xã hội của Yanai: Kể từ năm 2007, Uniqlo đã hợp tác với Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn để trao tặng 20,3 triệu sản phẩm quần áo cho người tỵ nạn, nạn nhân thảm họa, các bà mẹ và những người có hoàn cảnh khó khăn khác trên khắp thế giới. Hầu hết các cơ sở của Uniqlo trên các nước đều tham gia những hoạt động xã hội ở địa phương để tạo sự thiện cảm tốt đẹp trong mắt khách hàng đồng thời nâng cao giá trị nhân văn cho thương hiệu.
Phân tích SWOT của Uniqlo
Bốn yếu tố cần phân tích SWOT là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Dưới đây là phân tích SWOT của Uniqlo:
1. Điểm mạnh của Uniqlo:
Điểm mạnh là các nguồn lực mà công ty sử dụng để đạt được các mục tiêu của mình. Điểm mạnh của Uniqlo là:
- Uniqlo có chiến lược thâm nhập thị trường rõ ràng. Điều này luôn giúp thương hiệu dễ dàng hơn trong việc mở rộng và xây dựng nguồn doanh thu mới bằng cách đa dạng hóa rủi ro. Ngoài ra, công ty luôn đổi mới về sản phẩm của mình.
- Công ty có các sản phẩm chất lượng nhất quán vì tự động hóa. Điều này giúp thương hiệu có thể kiểm soát việc sản xuất theo nhu cầu của sản phẩm.
- Thương hiệu có một mạng lưới phân phối mạnh mẽ cho phép nó tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình.
2. Điểm yếu của Uniqlo:
Điểm yếu là điểm bất lợi của doanh nghiệp, các yếu tố này sẽ cản trở công ty đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đề ra. Điểm yếu của Uniqlo là:
- Thương hiệu sản xuất quần áo nhạy cảm với thời tiết. Mặc dù yếu tố này thành công ở châu Á nhưng không thành công ở Mỹ vì nó chỉ được thiết kế cho thị trường châu Á và thiếu khả năng thích ứng toàn cầu.
- Công ty có những vấn đề lớn trong việc mở rộng chuỗi cung ứng của mình. Thêm vào đó là việc bán lẻ trực tuyến quá kém so với các công ty khác trên thị trường.
3. Cơ hội của Uniqlo
Cơ hội là phạm vi mà công ty có thể mở rộng kinh doanh và tạo thêm doanh thu. Cơ hội cho Uniqlo là:
- Công ty có cơ hội rất lớn nếu thâm nhập vào phân khúc thị trường mới. Giờ đây, thương hiệu phục vụ cả nam và nữ. Đồng thời thương hiệu cũng có thể mở rộng trong phân khúc trẻ em.
- Công ty có thể xây dựng một hình ảnh thương hiệu tốt để có thể tận dụng và tạo ra nhiều doanh thu hơn.
- Công ty có thể quảng bá thương hiệu của mình thông qua quảng cáo lan truyền và Digital Marketing để tạo ra nhận thức về thương hiệu trong thị trường mục tiêu của mình.
4. Mối đe dọa của Uniqlo
Các mối đe dọa là những yếu tố sẽ có hại cho thương hiệu. Các mối đe dọa đối với Uniqlo là:
- Cạnh tranh gay gắt trên thị trường bởi những ông lớn như Gap, Zara, Tommy Hilfiger…
- Chuyển đổi thương hiệu trong ngành quần áo rất dễ dàng.
Đừng quên theo dõi SEFA Media để cập nhật tin tức mới nhất về Marketing và những câu chuyện thương hiệu nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 0985 196 239
Email: Contact@test.sefamedia.vn
Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn