Chiến lược Marketing cho ngành giải khát trong bối cảnh thuế mới

MỤC LỤC

Ngành giải khát tại Việt Nam đang đối mặt với những thay đổi lớn trong bối cảnh đề xuất áp Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) mới. Sự thay đổi này tạo ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp. Trong bài viết này, SEFA Media sẽ chia sẻ những Chiến lược Marketing mà các doanh nghiệp cần áp dụng để vượt qua giai đoạn khó khăn và tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Bối cảnh thị trường nước giải khát

Rõ ràng, việc áp thuế TTĐB 10% lên các sản phẩm nước giải khát không chỉ là cú sốc đối với doanh nghiệp mà còn đối với người tiêu dùng. Việc tăng giá bán lẻ là điều khó tránh khỏi, kéo theo đó là những thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Do đó, hiểu rõ bối cảnh thị trường và hành vi tiêu dùng là bước đầu tiên quan trọng.

Trong 20 năm qua, lượng tiêu thụ nước ngọt có ga trên toàn thế giới đã liên tục giảm do người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sức khỏe và chuyển sang lựa chọn các loại đồ uống ít đường. 

Người dùng ngày càng quan tâm đến ngoại hình và sức khỏe

Sự ảnh hưởng của Thuế tiêu thụ đặc biệt mới lên ngành nước giải khát

Theo dự thảo, việc áp thuế 10% dựa trên giá bán của doanh nghiệp sẽ làm tăng giá bán lẻ nước ngọt lên 5%. Tuy nhiên, WHO nhận định mức tăng này là “khiêm tốn” và không đủ để làm giảm đáng kể lượng tiêu thụ của người tiêu dùng. WHO đề nghị Bộ Tài chính nên thiết lập một lộ trình tăng thuế đến năm 2030 để giá nước ngọt tăng 20% do thuế. “Việc này nhằm làm giảm khả năng chi trả và đảo ngược xu hướng tiêu thụ đang tăng nhanh”, WHO cho biết.

Bộ Y tế cũng chia sẻ quan điểm này và đưa ra ví dụ về sản phẩm hiện đang được bán với giá 10.000 đồng một chai, sau khi áp thuế sẽ tăng lên 10.500 đồng. “Mức tăng này không đáng kể và chưa đủ để thay đổi hành vi tiêu dùng”, Bộ Y tế nhận định.

Việc áp thuế 10% sẽ dẫn đến tăng 5% giá thành sản phẩm

Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng để đạt mức tăng giá 20% như WHO khuyến nghị, thuế suất cần phải đạt mức 40% hoặc áp dụng thuế tuyệt đối 7.000 đồng trên mỗi lít. Các tổ chức như Campaign và Bộ Y tế đều ủng hộ phương án áp thuế ở mức 40%.

Đề xuất áp thuế TTĐB với nước giải khát nhận được sự ủng hộ từ nhiều tổ chức vì lý do sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, điều này lại đặt ra áp lực lớn lên giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp cần phân tích kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của thuế mới lên chi phí sản xuất, giá bán và lợi nhuận. Từ đó, cần có kế hoạch tài chính và điều chỉnh giá cả hợp lý để vừa giữ chân khách hàng, vừa đảm bảo lợi nhuận. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng khi giá đồ uống có đường tăng lên 10% do áp thuế, lượng tiêu thụ sẽ giảm khoảng 11%. Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cho biết: “Việc tăng giá đồ uống có đường thông qua thuế sẽ khuyến khích mọi người giảm tiêu thụ các loại đồ uống này và chuyển sang các lựa chọn lành mạnh hơn như nước suối và các loại đồ uống không đường khác”.

Chiến lược Marketing cho Doanh nghiệp ngành nước giải khát trong bối cảnh Thuế mới

Điều chỉnh Chiến lược Giá

Một chiến lược giá hợp lý là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong bối cảnh thuế mới. Các doanh nghiệp có thể cân nhắc các chiến lược giá sau:

  • Giá trị gia tăng: Tạo ra các gói sản phẩm kết hợp hoặc khuyến mãi để tăng giá trị cho người tiêu dùng.
  • Định giá linh hoạt: Áp dụng chính sách giá linh hoạt theo khu vực địa lý, thời gian hoặc đối tượng khách hàng.
  • Giảm chi phí Sản xuất: Tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí đầu vào để giảm áp lực lên giá bán.

Đổi mới Sản phẩm

Sự đổi mới trong sản phẩm là cách hiệu quả để thu hút khách hàng và đối phó với áp lực thuế. Các doanh nghiệp nên đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) để tạo ra những sản phẩm mới, có lợi cho sức khỏe, ít đường hoặc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên. Những sản phẩm này không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mà còn giúp doanh nghiệp tận dụng các ưu đãi thuế cho sản phẩm lành mạnh.

Ví dụ tiêu biểu có thể kể đến Coca-Cola và Pepsi. Hai thương hiệu này đã tiên phong giới thiệu các sản phẩm nước ngọt không đường, nhắm vào tâm lý của những khách hàng quan tâm đến việc giảm cân, ăn kiêng hoặc kiểm soát cân nặng.

Các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển qua dòng sản phẩm ít đường

Hiện nay, nước ngọt không đường đã chiếm tới 25% tổng doanh số của toàn bộ thị trường nước ngọt có ga. Nhiều sản phẩm như Diet Coke, Coke Zero, Pepsi Zero Sugar và Diet Mountain Dew đã trở thành lựa chọn thay thế hiệu quả cho các tập đoàn nước giải khát. Xu hướng này cũng đang dần phát triển mạnh mẽ trên thị trường Việt Nam. 

Tăng cường Thương hiệu và Truyền thông

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, việc xây dựng và củng cố thương hiệu là điều cần thiết. Các doanh nghiệp cần tập trung vào các hoạt động Marketing sau

  • Truyền thông xanh: Quảng bá những giá trị về sức khỏe và môi trường của sản phẩm để tạo sự khác biệt và thu hút người tiêu dùng.
  • Marketing trải nghiệm: Tổ chức các sự kiện, hoạt động trải nghiệm sản phẩm để tăng cường sự tương tác và gắn kết với khách hàng.
  • Sử dụng kênh Truyền Thông Đa Dạng: Tận dụng các kênh truyền thông số như mạng xã hội, email marketing, SEO/SEM để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.

Tổng kết 

Trong bối cảnh áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt mới, doanh nghiệp ngành giải khát tại Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội để phát triển mạnh mẽ. Hãy cùng SEFA Media áp dụng những Chiến lược Marketing sáng tạo và hiệu quả để đồng hành cùng khách hàng trong hành trình phát triển lâu dài.

Với đội ngũ chuyên gia 9 năm kinh nghiệm, SEFA Media sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy với các doanh nghiệp ngành nước giải khát để vượt qua khó khăn, bứt phá doanh số

Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua

Hotline: 0985 196 239

Email: contact@sefamedia.v

Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn

Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội