Cách làm Profile doanh nghiệp ấn tượng cho doanh nghiệp

MỤC LỤC

Profile doanh nghiệp là một trong những ấn phẩm quan trọng giúp hoạt động Marketing phát triển. Vì vậy, cách làm Profile doanh nghiệp cũng yêu cầu, đòi hỏi sự chỉn chu để truyền tải đúng thông điệp và cá tính của thương hiệu. Cùng SEFA tìm hiểu về bộ hồ sơ năng lực công ty ngay tại bài viết dưới đây nhé!

Profile doanh nghiệp (hồ sơ năng lực) là gì?

Profile doanh nghiệp là gì?

Profile doanh nghiệp (hồ sơ năng lực) là ấn phẩm Marketing để giới thiệu chi tiết về công ty. Một bộ hồ sơ năng lực thường sẽ bao gồm ngành nghề kinh doanh, quy mô của công ty, dịch vụ sản phẩm, đối tác, khách hàng, tầm nhìn và chiến lược của công ty,…. Số trang sẽ giao động từ 10-32 trang tùy thuộc vào nội dung mà doanh nghiệp muốn thể hiện và cách làm profile doanh nghiệp. 

Việc đầu tư vào Profile công ty sẽ mang lại lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp. Đây chắc chắn là một khoản đầu tư mang lại giá trị. Nhìn vào bản hồ sơ năng lực của công ty sẽ giúp khách hàng hiểu rõ về lĩnh vực hoạt động và thấy được toàn cảnh về doanh nghiệp.

Điểm khác nhau giữa Profile công ty, Brochure và Catalogue

Về cơ bản, Profile công ty, Brochure và Catalogue đều là những ấn phẩm quan trọng trong hoạt động Marketing – Branding của công ty dùng để quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi loại sẽ có những ứng dụng khác nhau.

Profile là những nội dung giới thiệu về công ty, tầm nhìn sứ mệnh, giá trị cốt lõi, thành tựu nổi bật.

Catalogue tập trung giới thiệu về dịch vụ và sản phẩm với thông tin cụ thể chi tiết, thông số. Các loại thông tin thiết kế theo dạng danh sách được phân loại rõ ràng giúp khách hàng có thể nắm bắt về dịch vụ, sản phẩm công ty nhanh nhất.

Về Brochure hướng tới khơi gợi khả năng tiêu dùng của khách hàng và dùng chuyên cho một nhóm khách hàng mục tiêu được xác định. Bản brochure cũng có những thông tin về công ty, sản phẩm, dịch vụ nhưng mục đích sẽ đem lại sự chuyển đổi cao hơn cho doanh nghiệp.

Tại sao nên thiết kế Profile doanh nghiệp?

Mẫu Profile công ty giữ vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp. Đồng thời là một cách Marketing, bán hàng trực tiếp hiệu quả. Profile công ty còn mang lại nhiều lợi ích khác mà chắc chắn mọi doanh nghiệp đều không nên bỏ qua.

Xây dựng hình ảnh công ty chuyên nghiệp hơn

Với thời đại công nghệ phát triển như ngày nay, Profile được thiết kế cầu kỳ và vô cùng đầu tư. Profile công ty có thể dùng để đem đi đấu thầu những dự án lớn và quan trọng. Vì vậy, một bản Profile công ty chỉnh chu sẽ giúp nâng tầm thương hiệu, hình ảnh công ty trở nên chuyên nghiệp hơn. Bản hồ sơ năng lực công ty thể hiện cá tính thương hiệu. Nội dung đầu tư nghiêm túc, thiết kế thẩm mỹ sẽ phù hợp với thị hiếu số đông khách hàng. 

Từ một bản Profile công ty chuyên nghiệp sẽ thể hiện thái độ làm việc nghiêm túc của doanh nghiệp và tiềm năng phát triển. Hình ảnh công ty sẽ được nâng cao trở nên uy tín và tạo sự tin tưởng với đối tác và khách hàng. 

Gia tăng doanh số bán hàng

Là công cụ giúp công ty xây dựng chiến lược phát triển một cách hiệu quả. Bộ phân bán hàng có thể dễ dàng tiếp cận những khách hàng tiềm năng và thúc đẩy khách hàng ra quyết định khi sử dụng bộ tài liệu này.

Phát huy tối đa nguồn lực của doanh nghiệp

Profile công ty cũng là tài liệu trong việc xây dựng và truyền bá văn hóa doanh nghiệp. Bộ tài liệu này sẽ giúp nhân viên hiểu được văn hóa, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty mình đang làm việc và sẽ thực hiện đúng nhiệm vụ của mình dựa vào tinh thần doanh nghiệp đề ra.

Công cụ lưu trữ thông tin, quảng bá thương hiệu

Mỗi công ty sẽ có một cách truyền thông thương hiệu và tiếp cận khách hàng khác nhau. 

Profile doanh nghiệp bao gồm những nội dung gì?

Tùy thuộc vào từng lĩnh vực và sự sáng tạo của công ty mà nội dung Profile công ty cũng linh hoạt. Tuy nhiên, một bản Profile doanh nghiệp sẽ bao gồm những phần chính sau: 

Trang bìa đầu 

Ở trang bìa của Profile, nội dung sẽ có tên công ty, logo. Tùy thuộc vào ngân sách và phong cách thì trang bìa sẽ được thiết kế một cách đặc biệt mang dấu ấn riêng. 

Chất liệu in Couches, offset 4 màu thường được lựa chọn cho Profile Công ty để tạo sự sang trọng, vững chắc. 

Trang số  2, 3

Trang tiếp theo của Profile sẽ chứa những nội dung như: 

  • Slogan: thể hiện tinh thần, phương châm hoạt động và định hướng phát triển của doanh nghiệp
  • Mục lục: liệt kê sơ bộ tiêu đề những mục chính sẽ xuất hiện trong Profile
  • Lịch sử phát triển: mô tả quá trình phát triển của công ty với những cột mốc quan trọng 
  • Hình ảnh: lĩnh vực kinh doanh hoặc thông điệp công ty muốn truyền tải

Trang số 4: Giới thiệu sơ bộ về công ty

Tầm nhìn dài hạn (Vision), mục tiêu ngắn hạn (mission), văn hóa công ty với thiết kế bắt mắt để trông thu hút hơn

Trang số 5, 6: Cơ cấu tổ chức công ty

Sơ đồ tổ chức gắn với những thành viên chủ chốt quan trọng của doanh nghiệp

Trang số 7,8: Lĩnh vực hoạt động, sản phẩm – dịch vụ của công ty

– Giới thiệu về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của công ty đầy đủ, ấn tượng kèm theo hình ảnh đẹp

– Nêu rõ những điểm mạnh của công ty, sự ưu việt trong sản phẩm – dịch vụ nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh khác

Trang số 9,10

  • Nội dung mô tả những dự án nổi bật đã thực hiện (kết hợp với hình ảnh minh họa)
  • Điểm mạnh, thành tựu của những dự án
  • Quá trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm 

Các trang còn lại

Thể hiện những giá trị mà doanh nghiệp mang tới cho xã hội, cộng đồng như các hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường,…

Trang bìa cuối

Trình bày thông tin công ty: logo, địa chỉ, chi nhánh, văn phòng đại diện,…

Cách làm profile doanh nghiệp

Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu, phân khúc khách hàng 

Doanh nghiệp cần phải xác định rõ 2 vấn đề sau để biết khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp (targeted customers) trước khi bắt đầu nội dung cho một bản Profile

  • Đặc điểm đối tượng mục tiêu: Tuổi tác, trình độ học thức,địa vị xã hội,..
  • Lý do họ cần xem profile của công ty

Bước 2: Xác định nội dung Profile doanh nghiệp

Bước tiếp theo trong cách làm profile doanh nghiệp là xác định nội dung chính của một bản Profile. Như đã đề cập ở mục trên, tài liệu này sẽ có 10-32 trang tùy thuộc vào yêu cầu của từng doanh nghiệp

Thông tin đưa vào bản Profile cần chọn lọc, sắp xếp hợp lý để tránh tình trạng dài dòng gây khó hiểu cho khách hàng khi đọc. Đây được xem là phần quan trọng nhất trong 5 cách làm profile doanh nghiệp quyết định sự thành công. 

Bước 3: Lựa chọn văn phong của Profile

Văn phong cũng sẽ thể hiện vị thế của doanh nghiệp. Profile công ty nên sử dụng văn phong lịch sự, chuyên nghiệp để tăng sự uy tín. 

Bước 4: Viết phần kết thúc của Profile

Nên viết  kết thúc mở cho cuốn Profile như lời kêu gọi khách hàng hành động, bày tỏ rằng mong muốn hợp tác, giải pháp cho vấn đề khách hàng đang gặp khó khăn.

Theo dõi một số dự án Profile công ty do SEFA Media thực hiện tại đây: <LINK>

Lời kết

Profile công ty là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp thỏa sức sáng tạo. Việc đầu tư vào bộ tài liệu này sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách làm profile doanh nghiệp chuyên nghiệp. SEFA Media mong rằng với bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho việc thiết kế Profile công ty của bạn. 

Xem thêm: Chiến lược định vị thương hiệu của pepsi

Bài viết đọc nhiều nhất
Liên hệ với SEFA Media


    Mạng xã hội SEFA Media

    Nâng tầm Thương hiệu cùng SEFA

    Hotline liên hệ
    09851 96 239
    Email
    contact@sefamedia.vn
    Địa chỉ
    23/28 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội