Với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp, công nghệ như hiện nay, dù lượng nhu cầu của khách hàng không biến đổi nhiều, nhưng lượng cung hàng hóa tăng cao và rất nhanh. Tình trạng này đã gây ra sự cạnh tranh khốc liệt cho các sản phẩm cùng phân khúc, cùng ngành hàng, gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Vì vậy, nếu muốn sản phẩm của mình có thể “trụ” vững trên thị trường, các doanh nghiệp cần có chiến lược marketing sản phẩm thông minh và hiệu quả.
Khái niệm chiến lược marketing sản phẩm là gì?
Marketing là thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Vậy, chiến lược Marketing sản phẩm là một kế hoạch được xây dựng cụ thể về hướng phát triển của sản phẩm hoặc tính năng sản phẩm, sao cho có thể tạo ra sự kết nối trực tiếp với nhu cầu của khách hàng.
Khi mua hàng, khách hàng chắc chắn đã phát hiện rõ nhu cầu của mình, và họ mong muốn tìm ra những sản phẩm mang lại giải pháp cho vấn đề của họ. Ngược lại, chiến lược Marketing sản phẩm cũng vạch ra cách sản phẩm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nó mô tả vấn đề mà sản phẩm sẽ giải quyết, cũng như tác động của nó đối với khách hàng và công ty. Chiến lược marketing sản phẩm đóng vai trò là nền tảng cơ sở giúp bạn đo lường mức độ thành công của sản phẩm trước, trong và sau khi sản xuất.
Trên thực tế, 70% doanh nghiệp đề cập đến chiến lược sản phẩm bất cứ khi nào họ đưa ra các quyết định quan trọng. Vì vậy, tạo ra một chiến lược chi tiết và kỹ lưỡng là điều kiện cần nhằm đảm bảo kế hoạch được hoàn thành một cách chính xác và đúng hạn.
Tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch chiến lược marketing sản phẩm
Để triển khai thành công bất kỳ hoạt động gì, là một kế hoạch marketing nói chung hay marketing cho một dòng sản phẩm mới hay phát triển một dòng sản phẩm cũ nói riêng là phải có một kế hoạch cụ thể với mục tiêu và quá trình triển khai đầy đủ. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và các cá nhân thường tự xác lập hoạt động marketing cho chiến dịch của mình. Tuy nhiên, nếu không có một luồng tư duy đúng, nhiều hoạt động sẽ là thừa thãi và tiêu tốn thêm chi phí.
Vậy làm thế nào để xây dựng được một chiến lược marketing sản phẩm thông minh và hiệu quả, chúng ta cùng đi đến các bước tiếp theo.
Quy trình xây dựng chiến lược marketing sản phẩm thông minh
Để triển khai một chiến lược Marketing cho sản phẩm mới đạt hiệu quả tối ưu, mọi người hãy tham khảo quy trình thực hiện với 5 bước sau đây.
Bước 1: Xác định sản phẩm mà doanh nghiệp cần lập chiến lược marketing
Bước đầu tiên, tất nhiên rồi, doanh nghiệp phải làm rõ sản phẩm nào mà thương hiệu sở hữu đang cần làm marketing. Liệu có phải tất cả sản phẩm đều cần đưa ra hoạt động marketing hay không. Trong tất cả các dòng sản phẩm, phụ thuộc vào hành trình khách hàng, sẽ có các dòng sản phẩm được chọn là đầu phễu, là sản phẩm dễ thu hút khách hàng nhất. Là một sản phẩm liên quan đến nhu cầu khách hàng nhưng vẫn trong khả năng mà họ chi trả.
>> Xem thêm: Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho doanh nghiệp
Bước 2: Xác định tập khách hàng mục tiêu
Tiếp theo, cũng là bước vô cùng quan trọng khi xây dựng một chiến lược marketing cho sản phẩm. Các bạn có đồng ý rằng mỗi sản phẩm chỉ ứng với một nhu cầu của một đối tượng nhất định? Sẽ rất khó để sản phẩm nào cũng sẽ đáp ứng được tất cả nhu cầu của mọi người. Vậy việc doanh nghiệp phải xác định được tệp khách hàng cũng như thị trường mục tiêu một cách cụ thể, rõ ràng là một bước vô cùng quan trọng.
Hãy thử tưởng tượng đối tượng khách hàng mục tiêu lý tưởng của bạn là người như thế nào? Họ ở khoảng độ tuổi bao nhiêu, với tâm lý, tính cách và hành vi mua hàng như thế nào. Hành vi khách hàng chính là yếu tố mà doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý, vì nó sẽ giúp ta định hình được phương thức dễ kết nối với khách hàng nhất.
Việc phân khúc tiếp thị là cực kỳ quan trọng bởi vì không phải sản phẩm nào cũng sẽ có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu mà khách hàng mong muốn. Với việc phân tích nhân khẩu học, doanh nghiệp sẽ xác định được tâm lý, tính cách và hành vi mua sắm của khách hàng.
Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Để nắm bắt được cách mà đối thủ cạnh tranh của mình đang triển khai tiếp thị sản phẩm của họ là như thế nào, doanh nghiệp có thể dựa trên phân tích SWOT. Qua đây, doanh nghiệp cũng sẽ định hình được vị trí của mình trên thị trường.
Khi đã biết được đối thủ của mình là ai, doanh nghiệp cần phân tích các tài liệu về tiếp thị của họ từ nội dung, hình thức quảng cáo cho đến chiến lược Marketing từ đó đánh giá điểm ưu nhược điểm của mình và xây dựng các chiến lược tiếp thị sản phẩm mới hiệu quả hơn.
Bước 4: Đặt mục tiêu cho sản phẩm
Sẽ rất khó để thành công nếu các doanh nghiệp cứ đi trong sương mờ. Vì vậy, doanh nghiệp cần đặt ra một mục tiêu rõ ràng và cụ thể hơn khi đưa sản phẩm ra thị trường. Sẽ có 3 mục tiêu chính cần phải làm rõ:
- Mục tiêu về khách hàng
- Mục tiêu về doanh thu và sản lượng
- Mục tiêu về thương hiệu
Việc đặt mục tiêu cũng cần lưu ý về tính khả thi và khả năng thực hiện được để quá trình xây dựng chiến lược Marketing sản phẩm được triển khai một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.
Bước 5: Lựa chọn kênh phân phối
Khi đã có mục tiêu rõ ràng, kết hợp với việc hiểu rõ thị trường, hiểu rõ hành vi khách hàng, doanh nghiệp sẽ biết mình dễ dàng “bắt gặp” khách hàng nhất ở điểm chạm nào. Vì vậy, bước tiếp theo, doanh nghiệp hãy xác định kênh phân phối cho sản phẩm, chính là những kênh dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng nhất.
Qua nghiên cứu, doanh nghiệp cũng sẽ nhận thức được nhóm khách hàng nào là nhóm khách hàng tiềm năng nhất để tập trung vào. Từ đây, xác định các nguồn lực và độ đầu tư cho kênh phân phối chính đó.
Bước 6: Kết hợp với chiến lược giá
Xây dựng chiến lược Marketing sản phẩm không thể bỏ qua chiến lược giá, bởi khách hàng luôn thích những thứ có “lời” mà vẫn trong khả năng chi trả của họ. Dù thế nào, chiến lược giá cũng là một trong những hoạt động cần lưu tâm, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định mua của khách hàng.
>>> Xem thêm: 5 chiến lược định giá sản phẩm
Khi đã xây dựng được một chiến lược giá cụ thể, doanh nghiệp cũng có thể dựa vào đây để đưa ra những chương trình khuyến mãi phù hợp cho khách hàng.
Bước 7: Triển khai chiến lược và theo dõi
Khi triển khai chiến lược Marketing cho sản phẩm, doanh nghiệp cần đưa ra các chỉ tiêu để đo lường kết quả thực hiện theo từng giai đoạn để nắm bắt rõ ràng nhất công việc mà mình thực hiện có mang lại giá trị cho doanh nghiệp hay không. Một số công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện ở giai đoạn này bao gồm:
- Thu thập phản ứng và ý kiến của khách hàng
- Đánh giá các mục tiêu tiêu KPI với kết quả đạt được
- Đo lường hiệu quả chiến lược Marketing và đưa ra phương án điều chỉnh cho phù hợp.
>>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của CoCoon: Hành trình “phá kén” của thương hiệu mỹ phẩm thuần chay Việt Nam
5 chiến lược marketing sản phẩm thông minh và hiệu quả
Chiến lược lợi thế giá thấp
Đây là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách định giá sản phẩm ở mức giá thấp. Qua đó, doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm của đối thủ.
Chiến lược này giúp doanh nghiệp kích thích nhu cầu mua của người tiêu dùng, cụ thể là những khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thành thấp. Nhờ áp dụng chiến lược lợi thế giá thấp, sản phẩm giành được thị phần lớn hơn.
Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc dị biệt hóa sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, sự cạnh tranh về giá là chiến lược tốt nhất vào thời điểm này để tiếp cận khách hàng. Vì trên thực tế các sản phẩm cùng loại và nhãn hiệu sẽ không quá khác biệt, người mua gần như sẽ lựa chọn sản phẩm có giá cả thấp hơn.
Trong trường hợp sản phẩm giảm giá bán mà không phải giảm chất lượng hay tính năng, giá bán chênh lệch sẽ trở thành yếu tố chủ chốt trong việc làm người mua lựa chọn sản phẩm.
Chiến lược tạo giá trị gia tăng
Đây là chiến lược giúp gia tăng giá trị của khách hàng. Chiến lược sẽ được thực hiện thông qua 3 giai đoạn:
- Tiếp cận khách hàng thành công: tìm kiếm những khách hàng sinh lợi qua việc thực hiện kế hoạch Marketing hiệu quả và phù hợp hơn.
- Giữ chân khách hàng: giữ những khách hàng sinh lợi cho doanh nghiệp.
- Nuôi dưỡng khách hàng: thực hiện các chiến lược làm tăng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp, để họ gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp.
Chiến lược tạo độ phủ trên các kênh phân phối
Không có một mô hình phân phối chung cho tất cả các loại sản phẩm. Trong trường hợp này, doanh nghiệp căn cứ vào đặc thù của từng dòng sản phẩm mà lựa chọn kênh phân phối sản phẩm cho phù hợp.
Việc thiết lập hệ thống phân phối cần đáp ứng các thông tin:
- Vị thế của sản phẩm trên thị trường.
- Thương hiệu có lợi thế gì so với đối thủ ?
- Xác định lượng khách hàng cần phân phối đến.
- Nắm chắc các thông tin về tổng quan thị trường Việt Nam.
- Xác định rõ ràng, cụ thể chân dung khách hàng mục tiêu .
Nếu doanh nghiệp đã nghiên cứu và thu thập đủ các thông tin trên, sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn kênh phân phối. Các kênh phân phối có thể kể đến như: đại lý, siêu thị, nhà phân phối,…
Chiến lược Marketing đa kênh
Khi doanh nghiệp ra mắt thị trường một sản phẩm mới, việc đơn giản hóa các hành động tiếp thị sẽ không đem lại hiệu quả cao.
Trên thực tế, cần tiếp cận đa dạng kênh quảng cáo như phương tiện truyền thông đại chúng, PR, chiến dịch email marketing, marketing trực tiếp, triển lãm thương mại. Khuyến khích việc triển khai nhiều ý tưởng tiếp thị sáng tạo, chỉ cần đảm bảo các chiến dịch phù hợp với chân dung khách hàng tiềm năng của sản phẩm đó.
Không thể tiếp cận và quảng bá sản phẩm mới đến một lượng lớn người dùng nếu doanh nghiệp chỉ đơn thuần tiếp thị qua một kênh hay một số rất ít kênh đơn giản.
Chiến lược Marketing “cá nhân hóa” theo sản phẩm
Mục tiêu của chiến lược Marketing “cá nhân hóa” theo sản phẩm chính là việc doanh nghiệp tương tác với khách hàng, nhưng là tương tác như một cá nhân riêng biệt. Có nghĩa là với cùng một thông điệp quảng cáo mỗi cá nhân khách hàng sẽ nhận được nội dung và hình ảnh khác biệt nhau.
Các lợi ích của chiến lược Marketing “cá nhân hóa” theo sản phẩm:
- Cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
- Doanh thu tăng trưởng.
- Gia tăng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
- Tạo một sự nhất quán trên các kênh.
- Tạo mối quan hệ với khách hàng.
Cách triển khai chiến lược hiệu quả:
- Thu thập dữ liệu đầy đủ và chính xác: biết được mục tiêu khách hàng cụ thể, khai thác dữ liệu bằng việc phân tích hành vi, thái độ, sở thích của khách hàng.
- Tạo góc nhìn tổng quan cho từng khách hàng: khi đã nắm được các dữ liệu về từng khách hàng, doanh nghiệp đã có thể vẽ từng chân dung khách hàng chi tiết. Qua đó, giúp doanh nghiệp hiểu toàn diện về khách hàng và dễ dàng hơn trong việc triển khai các chiến dịch Marketing cá nhân hóa hiệu quả.
- Xác định phân khúc khách hàng một cách thông minh: có thể sắp xếp khách hàng dựa trên dữ liệu nhân khẩu học, xu hướng mua hàng, mức chi tiêu. Không phải phân khúc nào cũng phù hợp cho chiến lược Marketing của bạn. Cần lựa chọn thông minh và chính xác để có thể gửi đến đúng khách hàng những thông điệp Marketing phù hợp với họ.
- Xác định nơi cá nhân hóa: có thể thực hiện chiến dịch Marketing cá nhân hóa trên nhiều nền tảng qua email, chiến dịch remarketing, hoặc landing page. Việc lựa chọn như thế nào phụ thuộc vào hành vi thường xuyên sử dụng nền tảng phân tích từ khách hàng của bạn.
Trên đây là những chia sẻ của SEFA Media về quy trình xây dựng chiến lược Marketing sản phẩm. Nhưng nếu không hiểu trọn vẹn và có một bức tranh tổng quan, sẽ rất khó để đi đúng hướng. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể tìm đến những đơn vị tư vấn Marketing tổng thể như SEFA Media để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc đến từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Với mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp Việt, chúng tôi sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Liên hệ ngay!