Xây dựng một Kiến trúc thương hiệu hiệu quả là một quá trình quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Một Kiến trúc thương hiệu rõ ràng không chỉ tạo nên một ấn tượng đáng nhớ trong tâm trí khách hàng, mà còn giúp tạo dựng lòng tin, định hình giá trị cốt lõi và tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, việc xây dựng một Kiến trúc thương hiệu mạnh mẽ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hãy cùng SEFA Media khám phá 6 bước quan trọng để xây dựng một Kiến trúc thương hiệu hiệu quả nhé!
Kiến trúc thương hiệu
Thấu hiểu khách hàng và thị trường
Bước đầu tiên trong xây dựng Kiến trúc thương hiệu là hiểu rõ khách hàng và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Nghiên cứu và thu thập thông tin về nhu cầu, mong muốn, giá trị và hành vi của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp định hình một hướng đi phù hợp cho thương hiệu của mình. Doanh nghiệp có thể trả lời các câu hỏi sau để nghiên cứu về khách hàng:
- Khách hàng của bạn là ai?
- Nhóm khách hàng nào bạn muốn sở hữu?
- Đối thủ của bạn là ai?
- Định vị thương hiệu của đối thủ là gì?
- Thương hiệu của bạn cung cấp các giải pháp nào? Chúng giúp cho khách hàng những gì?
- Thương hiệu cam kết những gì? Chúng có nổi bật và liên quan tới khách hàng mục tiêu hay không?
- Khi khách hàng nghĩ tới sản phẩm và thương hiệu, bạn muốn khơi gợi những liên kết cảm xúc nào?
- Lợi ích về mặt chức năng mà thương hiệu cung cấp?
- Lợi ích về mặt cảm xúc mà thương hiệu cung cấp?
- Tính cách mà thương hiệu sở hữu?
Nghiên cứu thị trường
Liệt kê toàn bộ đặc điểm lợi ích của sản phẩm/dịch vụ
Ở bước này, doanh nghiệp cần liệt kê tất cả các đặc điểm và lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ sản phẩm mang lại cho khách hàng. Điều này giúp nhìn nhận rõ các yếu tố độc đáo và sự khác biệt của thương hiệu của mình. Lợi ích sẽ là những kết quả mà các đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ mang lại. Đối với mỗi lợi ích, hãy xác định xem đó thuộc yếu tố chức năng (functional) hay yếu tố cảm xúc (emotional).
- Lợi ích về mặt chức năng có thể là sự nâng cấp, cải tiến của sản phẩm và dịch vụ để mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Ví dụ, hệ thống phanh hiện đại giúp cải thiện khả năng phanh và đảm bảo an toàn trong quá trình lái xe.
- Lợi ích về mặt cảm xúc liên quan đến những cảm nhận của khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Ví dụ, mua một chiếc xe Mercedes có thể mang lại cảm giác thành đạt, địa vị cao và tạo sự ấn tượng đẳng cấp trong mắt người khác.
Bằng việc hiểu rõ những đặc điểm và lợi ích này, doanh nghiệp có thể tạo ra thông điệp thương hiệu phù hợp và gửi đến khách hàng một cách hiệu quả.
Xác định level quan trọng của mỗi đặc điểm và lợi ích
Bằng cách xác định được mức độ quan trọng của mỗi đặc điểm và lợi ích đối với khách hàng, doanh nghiệp có thể ưu tiên và tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng thương hiệu mạnh mẽ. Có thể tham khảo các mức độ sau:
- Level 1: Tất cả các sản phẩm và dịch vụ của đối thủ trên thị trường đều cung cấp đặc điểm/lợi ích này. Khách hàng sẽ không mua nếu sản phẩm và dịch vụ của bạn thiếu chúng này.
- Level 2: Khách hàng có thể sẽ không quyết định mua hàng nếu chỉ dựa vào mỗi đặc điểm/lợi ích này. Tuy nhiên, chúng sẽ góp phần giúp tạo sự khác biệt cho sản phẩm của bạn so với đối thủ.
- Level 3: Khách hàng chắc chắn sẽ chọn bạn thay vì đối thủ dựa trên yếu tố đặc điểm/lợi ích này.
Đánh giá nội tại doanh nghiệp, các thương hiệu nhỏ đang sở hữu
Trong bước này, doanh nghiệp sẽ xác định cách thương hiệu lớn và các thương hiệu phụ (sub-brands) liên kết và hỗ trợ nhau như thế nào. Nhà quản trị sẽ cần đánh giá tác động của mỗi thương hiệu, xem chúng có hỗ trợ tốt cho nhau hay có thể gây cản trở sự phát triển của các thương hiệu khác không? Ngoài ra cần xem xét liệu việc mở rộng có phù hợp với tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh của doanh nghiệp không.
Liệu việc phát triển đồng thời các sub-brands có mang ý nghĩa triệt tiêu, hay có giúp hệ sinh thái trở nên mạnh mẽ hơn? Điều này giúp nhìn nhận lại những mặt mạnh và mặt hạn chế của các thương hiệu hiện tại và từ đó xác định được những cơ hội và thách thức trong việc xây dựng Kiến trúc thương hiệu mới.
Lựa chọn mô hình cấu trúc thương hiệu phù hợp
Ở bước này, doanh nghiệp cần lựa chọn mô hình hoặc cấu trúc thương hiệu phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Có nhiều mô hình thương hiệu khác nhau như Branded Houses, Houses of Brands, Hybrid… Thay vì quá tập trung vào danh mục các sản phẩm hoặc dịch vụ, hãy cân nhắc xây dựng cấu trúc thương hiệu dựa trên cách mà doanh nghiệp cung cấp giá trị tới cho khách hàng của mình.
- Thấu hiểu mối liên kết giữa từng sub-brands và nhóm khách hàng mục tiêu
- Vạch ra bức tranh tổng quan và đường hướng phát triển của từng nhóm thương hiệu riêng biệt.
Mô hình Kiến trúc thương hiệu: Branded Houses và House of Brands
Lên kế hoạch giới thiệu cấu trúc thương hiệu
Khi bạn đã xác định được cấu trúc thương hiệu mới, việc giới thiệu cho công chúng là rất quan trọng để tạo sự nhận biết và xây dựng lòng tin trong khách hàng.
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần phát triển một kế hoạch chi tiết về cách tiếp cận và truyền thông về cấu trúc thương hiệu mới. Điều này bao gồm việc xác định kênh truyền thông phù hợp như quảng cáo, marketing trực tuyến, mạng xã hội, công nghệ truyền thông, sự kiện, PR, và các hoạt động khác để đưa thông điệp thương hiệu đến khách hàng mục tiêu.
Ngoài ra, việc theo dõi và đánh giá hiệu quả của kế hoạch giới thiệu cũng rất quan trọng. Doanh nghiệp cần định ra các tiêu chí đo lường và phân tích dữ liệu để kiểm tra sự thành công của việc giới thiệu thương hiệu mới. Dựa trên các kết quả này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh và cải thiện kế hoạch truyền thông và tiếp thị thương hiệu để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xây dựng một Kiến trúc thương hiệu hiệu quả là một quy trình quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Với một Kiến trúc thương hiệu mạnh mẽ, thương hiệu có thể tạo ra sự khác biệt và thu hút sự chú ý của khách hàng trong một thị trường cạnh tranh. Hiểu được điều đó, SEFA Media cung cấp dịch vụ Tư vấn chiến lược Kiến trúc thương hiệu với chiến lược tăng trưởng phù hợp, giúp nâng cao giá trị thương hiệu, bảo vệ thị trường sẵn có.
Mọi thông tin Liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 0985 196 239
Email: Contact@sefamedia.vn
Fanpage: www.facebook.com/Sefamedia.vn